Theo dõi chuyển dạ cho thai phụ đái tháo đƣờng thai kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ (Trang 41 - 43)

Trước đây thai phụ ĐTĐTK thường được chọn sinh ở tuần 36 – 37 do ở thời điểm này thai không quá to, giảm được các sang chấn như trật khớp vai,... Tuy nhiên hiện nay không khuyến cáo cho thai phụ ĐTĐTK đẻ sớm mà

khác bình thường thì có thể chờ chuyển dạ tự nhiên, nếu kiểm sốt đường huyết tốt có thể theo dõi thai đến 41 tuần. Thai có trọng lượng lớn hơn 4000g thì nên chỉ định mổ đẻ.

Nếu glucose máu mẹ trong cuộc đẻ > 8.3 mmol/l có thể gây thiếu oxy cho thai và suy thai, cần kiểm soát chặt chẽ glucose máu mẹ trong suốt cuộc đẻ, tốt nhất dao động từ 3.3 – 5.6 mmol/l [53], [118].

Thai phụ ĐTĐTK đang điều trị bằng insulin có thể có sự nhạy cảm với insulin một cách bất thường trong chuyển dạ đẻ. Cần áp dụng phác đồ truyền tĩnh mạch liên tục insulin liều thấp trong khi chuyển dạ để duy trì glucose đạt mục tiêu. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ ĐTĐTK đang được điều trị bằng insulin sẽ được cho nhịn ăn, truyền Ringer lactat chứa 5% dextrose 100-

125 ml/giờ. Dùng insulin bơm tiêm điện, pha 50UI insulin nhanh trong dịch muối đẳng trương vừa đủ 50ml, truyền tĩnh mạch, chỉnh liều insulin theo mức glucose máu trong bảng 1.7. Theo dõi glucose máu bằng máy đo glucose máu cá nhân, nên làm 1 giờ/1 lần để phát hiện kịp thời hạ glucose máu [53], [118].

Bảng 1.7.Theo dõi glucose máu và chỉnh liều insulin theo mức glucose máu cho thai phụ đái tháo đƣờng trong cuộc đẻ [53], [118]

Glucose máu (mmol/l) Insulin (đơn vị / giờ)

< 3,9 0 3,9 - 5 0,5 5,1 – 6,1 1 6,2 – 7,2 2 7,3 – 8,3 3 8,4 – 9,4 4 9,5 – 10,6 5

> 10,6 Kiểm tra ceton niệu

Trong cuộc đẻ, theo dõi tim thai bằng monitoring để phát hiện và xử trí kịp thời suy thai. Trường hợp cuộc đẻ phải can thiệp bằng mổ đẻ thường lựa chọn gây tê ngoài màng cứng. Sau phẫu thuật theo dõi glucose máu 2 giờ /

lần. Nuôi dưỡng bằng dung dịch glucose đẳng trương tĩnh mạch. Việc dùng insulin phải cân nhắc thận trọng vì sau khi lấy hết bánh rau, lượng HPL giảm xuống nhanh làm mất hiện tượng kháng insulin có thể gây hạ glucose máu. Thường hai ngày đầu sau mổ đẻ, bệnh nhân chưa ăn được nên ít khi phải dùng insulin. Từ ngày thứ ba khi bệnh nhân ăn uống được, nếu glucose máu còn cao thì tiếp tục dùng insulin.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phân bố một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)