Mơi trường kiểm sốt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN

2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống kiểm sốt nội bộ

2.2.1 Mơi trường kiểm sốt

Mơi trường kiểm sốt thiết lập một giai điệu (tone) riêng cho tổ chức đĩ và ảnh hưởng đến ý thức kiểm sốt của nhân viên. Đây được xem là yếu tố nền tảng cho tất cả các thành phần khác cịn lại của hệ thống KSNB. Các yếu tố của mơi

trường kiểm sốt bao gồm: tính tồn vẹn và cam kết về giá trị đạo đức, cam kết về năng lực nhân viên, triết lý và phong cách của nhà lãnh đạo, cơ cấu tổ chức và chính sách nguồn nhân lực.

- Tính tồn vẹn và cam kết về giá trị đạo đức được xem là yếu tố quan trọng để gĩp phần vào một mơi trường kiểm sốt hiệu quả, tạo thành các chuẩn mực về hành vi cho các nhân viên trong các hành động hằng ngày của họ. Các cán bộ cơng chức Nhà nước phải tuân thủ các quy tắc ứng xử đã được quy định trong các nội quy, quy chế làm việc. Ban lãnh đạo cĩ thể khuyến khích tính tồn vẹn bằng cách:

 Thiết lập bộ quy tắc ứng xử.

 Tuân thủ các giá trị đạo đức và quy tắc ứng xử của đơn vị.

 Khen thưởng các nhân viên tuân thủ các cam kết về giá trị đạo đức.

 Thiếp lập và tuân thủ việc thực thi kỷ luật đối với các vi phạm đạo đức.

Nhà quản lý cũng cần nhận thức được tầm quan trọng của tinh thần và thái độ trong quá trình xử lý cơng việc hàng ngày của nhân viên. Họ sẽ sẵn sàng thực thi nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất, cĩ kỷ cương kỷ luật nếu tổ chức luơn tạo cho họ cơ hội thăng tiến, cơng nhận năng lực của họ, ý kiến của họ được đánh giá cao, họ được xem trọng và là một phần trong sứ mệnh đạt được mục tiêu của tổ chức, các hình thức tuyên dương khen thưởng cơng bằng.

- Cam kết về năng lực nhân viên: “năng lực” là những kỹ năng, kiến

thức và khả năng khi thực hiện một nhiệm vụ được giao. Ban lãnh đạo đảm bảo năng lực của nhân viên bằng cách thiếp lập các chính sách và thực hành nguồn nhân lực hiệu quả (Mahadeen và cộng sự, 2016). Ban lãnh đạo và nhân viên đều phải hiểu được tầm quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện KSNB trong tổ chức. Mỗi các nhân đều tham gia vào hệ thống KSNB với vai trị và trách nhiệm cụ thể của mình.

- Triết lý và phong cách của nhà lãnh đạo thể hiện qua thái độ của Ban

lãnh đạo được thể hiện qua các hành động, các quyết định của họ khi điều hành đơn vị. Nếu các nhà lãnh đạo đều đề cao vai trị của hệ thống KSNB thì những cá nhân khác trong tổ chức sẽ nhận thức được và sẽ tận tâm trong việc xây dựng hệ thống

KSNB trong tổ chức của mình. Mặt khác, nếu các thành viên của tổ chức đều khơng nhận thấy mối quan tâm quan trọng dành cho hệ thống KSNB thì chắc chắn rằng mục tiêu kiểm sốt của tổ chức sẽ khơng đạt được hiệu quả.

- Cơ cấu tổ chức bao gồm việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các thành viên trong tổ chức một cách phù hợp với năng lực và chuyên mơn của họ và xây dựng một hệ thống báo cáo thích hợp giữa các phịng ban.

- Chính sách nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng nhân sự, định hướng,

giáo dục và đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Việc tuyển dụng các nhân viên cĩ năng lực, đáng tin cậy về mặt đạo đức là việc cần thiết để cung cấp một sự kiểm sốt cĩ hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)