CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN
2.6 Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả cơng tác thu thuế
2.6.1 Mục tiêu và hiệu quả cơng tác thu thuế
Dựa vào các chức năng của thuế, thì ta cĩ thể nhận định được mục tiêu thu thuế của ngành Thuế sẽ là khơng những đảm bảo số thu đơn thuần nộp vào NSNN hàng năm mà cịn đặt ra yêu cầu cao hơn là qua cơng tác thu để thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm sốt, đảm bảo cơng bằng xã hội, khuyến khích mở rộng sản xuất, vì vậy ngành Thuế phải đảm bảo số thu cũng như phịng chống được các hành vi gian lận, trốn thuế, lách thuế để tất cả các đối tượng nộp thuế đều thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với Nhà nước.
Định nghĩa từ “hiệu quả” đã được xác định bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, ví dụ Arena and Azzone (2009) đã xác định “hiệu quả là khả năng thu được kết quả phù hợp với mục tiêu”, trong khi Dittenhofer (2001) xem hiệu quả như khả năng hướng tới việc đạt được các mục tiêu. Theo INTOSAI 2004, hiệu quả được xem là việc hồn thành mục tiêu so với dự định đã đặt ra.
Hiệu quả cơng tác thu thuế cĩ thể đo được bằng cách so sánh các kế hoạch đã được đặt ra với kết quả thực tế đã thực hiện được, cụ thể là bằng cách xem xét giữa số thu NSNN đã thu được với chỉ tiêu thu đã được giao. Theo Yuniati (2017) thì cho rằng hiệu quả cơng tác thu thuế khơng thể chỉ đo lường bằng các con số cụ thể, nĩ cịn được đo lường thơng qua việc đạt được mục tiêu, việc tuân thủ chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2.6.2 Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả cơng tác thu thuế
Đối với các đơn vị Nhà Nước nĩi chung và ngành thuế nĩi riêng, Aramide and Bashir (2015) đã cho rằng hệ thống KSNB cĩ thể cung cấp một đánh giá độc lập về hiệu quả quản lý trong việc thực hiện các trách nhiệm được giao để đạt được mục tiêu tốt hơn về nguồn thu cho NSNN, nghĩa là thực hiện cơng tác thu thuế đạt được
MƠI TRƯỜNG KIỂM SỐT
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
THƠNG TIN & TRUYỀN THƠNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT
GIÁM SÁT
HIỆU QUẢ CƠNG TÁC THU THUẾ
hiệu quả. Nghiên cứu của tác giả đã kết luận rằng hệ thống KSNB yếu kém sẽ dẫn đến việc chiếm đoạt tài sản, tham nhũng, gian lận trong báo cáo tài chính và hậu quả là khơng đạt được mục tiêu thu NSNN đã đặt ra. Ibrahim (2017) đã kết luận trong nghiên cứu của tác giả rằng cĩ một mối quan hệ tích cực giữa hệ thống KSNB và việc tạo thu nhập trong các khu vực cơng ở Nigeria. Các nghiên cứu của các tác giả Muhibat (2016), Ewa và Udoayang (2012) đều kết luận rằng mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng và giám sát cĩ mối quan hệ tích cực với hiệu quả cơng tác thu nhập của đơn vị.