Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 48 - 51)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ lý thuyết và những bài nghiên cứu trước)

 Mơ hình hồi quy tuyến tính cĩ dạng sau:

Hiệu quả cơng tác thu thuế = 0 + 1 x Mơi trường kiểm sốt + 2 x Đánh

giá rủi ro + 3 x Hoạt động kiểm sốt + 4 x Thơng tin và truyền thơng + 5 x

Trong đĩ:

 0: Hằng số; i: Trọng số hồi quy (i = 1,...,5); : Sai số

2.7.2 Giả thuyết nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), giả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời tạm thời cho việc xây dựng các vấn đề nghiên cứu được thể hiện dưới dạng các câu hỏi nghiên cứu. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và mơ hình nghiên cứu đề xuất về tác động của hệ thống KSNB đến hiệu quả cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, dựa vào các cơ sở lý thuyết đã nêu trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết H1: Mơi trường kiểm sốt tác động tích cực đến hiệu quả

cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro tác động tích cực đến hiệu quả cơng

tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm sốt tác động tích cực đến hiệu quả

cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Giả thuyết H4: Thơng tin và truyền thơng tác động tích cực đến hiệu

quả cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Giả thuyết H5: Giám sát tác động tích cực đến hiệu quả cơng tác thu

thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2:

Trong chương này, tác giả đã hệ thống các lý thuyết liên quan đến hệ thống KSNB trên nền tảng INTOSAI 2004 bao gồm 5 nhân tố Mơi trường kiểm sốt, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và truyền thơng và Giám sát. Tác giả cũng đã trình bày các cơ sở lý thuyết căn bản về thuế và quản lý thu thuế cùng với các lý thuyết nền cĩ liên quan đến đề tài. Từ các cơ sở lý thuyết trên cùng với những nghiên cứu của các tác giả đã đi trước được trình bày trong chương 1, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu ban đầu, các chương tiếp theo sẽ đi sâu vào việc đánh giá mơ hình và giả thuyết này.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bởi vì khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson (1982) lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại. Thực hiện sự kết hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng. Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp cĩ thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội. Hiểu biết cĩ được từ sự kết hợp của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu.

Bước 1: Tác giả thực hiện tổng quan về các nghiên cứu trước đây cĩ liên quan đến hệ thống KSNB trong khu vực cơng và ngành thuế, từ đĩ đưa ra khoảng trống nghiên cứu.

Bước 2: Tác giả tổng kết các lý thuyết của hệ thống KSNB và các lý thuyết nền cĩ liên quan đến nghiên cứu của tác giả để từ đĩ làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, đưa ra thang đo nháp đầu tiên của từng khái niệm trong mơ hình nghiên cứu.

Bước 3: Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính bằng phương pháp thảo luận nhĩm với ban lãnh đạo, các chuyên viên, cơng chức đang làm việc tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát của thang đo nháp đầu, các biến sẽ được bổ sung hay điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hoạt động của các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ các kết quả cĩ được từ việc thảo luận, nhằm tăng thêm tính thuyết phục, tác giả thực hiện tiếp việc khảo sát chuyên gia bằng bảng câu hỏi nhằm điều tra mức độ đồng ý hay khơng đồng ý với các biến đo lường tác động của hệ thống KSNB đến hiệu quả cơng tác thu thuế để xây dựng nên thang đo chính thức.

Bước 4: Thực hiện nghiên cứu định lượng: tác giả tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích, kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố của hệ thống KSNB tác động đến cơng tác thu thuế, yếu tố nào tác động

mạnh nhất, từ đĩ tác giả đưa ra kết luận và hàm ý chính sách nhằm tăng cường hiệu quả cơng tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)