Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN

2.3 Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế

2.3.1 Khái niệm thuế

Cho đến thời điểm này, khái niệm về thuế vẫn được nêu ra trong khá nhiều các sách báo trên thế giới nhưng vẫn chưa cĩ khái niệm thống nhất tuyệt đối.

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì định nghĩa rằng: “Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cĩ trách nhiệm tham gia quản lý thuế”

Thuế là một khoản đĩng gĩp được xem là bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân thuộc đối tượng chịu thuế để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của đất nước.

Hai nhà kinh tế Mỹ là K.P.Makkohhell và C.L.Bryu đã nêu một khái niệm khác về thuế tương đối hồn chỉnh trong cuốn “Economics” như sau: “Thuế là khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hĩa dịch vụ) của các Cơng ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đĩ họ khơng nhận được một cách trực tiếp hàng hĩa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đĩ khơng phải là tiền phạt mà là Tịa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”

2.3.2 Đặc điểm của thuế

Thuế cĩ hai đặc điểm chính sau:

 Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc. Tính bắt buộc là bởi vì khơng cĩ người dân nào tự nguyện trả các dịch vụ cơng mà họ nhận được, nên Nhà nước phải dùng quyền lực để nhân dân nộp thuế đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu cơng.

 Thuế là một khoản đĩng gĩp khơng mang tính hồn trả trực tiếp. Cĩ

nghĩa là số tiền thuế người dân đĩng gĩp khơng phải địi hỏi Nhà nước phải hồn trả đúng bằng số lượng và khoản thu nhưng được xem là một khoản Nhà nước vay mượn và sẽ hồn trả qua các việc đầu tư và cung cấp hàng hĩa cơng, vì vậy người dân cĩ quyền ý kiến nếu số thuế đĩng quá cao trong khi lợi ích nhận được từ dịch vụ cơng lại quá thấp.

2.3.3 Chức năng của thuế

- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN: là phương tiện huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước bù đắp cho các khoản chi ngân sách.

- Phân phối lại đảm bảo cơng bằng cho xã hội: gánh nặng thuế phải được phân chia một cách cơng bằng, tuy nhiên sự cơng bằng này chỉ đảm bảo tương đối.

- Điều tiết nền kinh tế vĩ mơ: khắc phục những bất cân bằng của thị trường nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân.

2.3.4 Cơng tác quản lý thu thuế và chống thất thu thuế

2.3.4.1 Khái niệm quản lý thu thuế và chống thất thu thuế

Quản lý thu thuế là hoạt động của cơ quan thuế Nhà nước các cấp dựa trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động thu thuế của Nhà nước. Hoạt động quản lý thuế đĩng vai trị quan trọng trong việc gia tăng kết quả thu NSNN.

Cơng tác thu thuế được xem là nhiệm vụ trọng tâm là ngành Thuế cả nước cần thực hiện. Trong quá trình thu thuế sẽ luơn gặp phải những thuận lợi cũng như khĩ khăn nhất định. Một trong những khĩ khăn luơn tồn tại đĩ là vấn đề thất thu thuế.

Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng: khi những khoản tiền được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức hay cá nhân cần phải nộp vào NSNN, nhưng vì những lý do kể cả từ phía Nhà nước hay phía người nộp thuế mà các khoản tiền này khơng được nộp vào NSNN. Bao gồm các lý do cụ thể sau:

- Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp khi kinh doanh là phải tối đa hĩa được lợi nhuận, để làm được điều này, các doanh nghiệp luơn tìm mọi cách để tăng thu, giảm chi và nhất là giảm được những khoản chi phí phải bỏ ra để nộp vào NSNN. Do đĩ, họ cĩ thể thực hiện các hành vi trốn thế, gian lận số tiền thuế, hoặc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, điều này gây thất thu khá lớn cho NSNN.

- Trình độ quản lý, bộ máy tổ chức, trình độ chuyên mơn của cán bộ thuế cịn yếu kém, khơng hiệu quả, dẫn đến việc khơng phát hiện ra những sai sĩt, gian lận của người nộp thuế. Hay vì chính sách thuế sửa đổi liên tục, cịn nhiều những sơ hở làm cho người nộp thuế hiểu sai hay cố tình hiểu sai, tìm đủ mọi cách để trốn thuế. Hoặc cũng vì lợi ích của cá nhân mà cán bộ thuế thơng đồng với người nộp thuế để

làm giảm số thuế nộp vào NSNN, dẫn đến thất thu thuế, ảnh hưởng đến lợi ích chung của đơn vị.

- Cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp (cụ thể như cơng an kinh tế, quản lý thị trường, bảo hiểm...vv) chưa phối hợp hay tạo điều kiện thuận lợi, chưa cĩ sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế các cấp trong cơng tác quản lý thuế.

Vì vậy, việc chống thất thu thuế là một vấn đề quan trọng khơng những của Việt Nam mà cịn của các quốc gia khác trên thế giới. Mặc dù ngành thuế ngày càng cĩ nhiều nỗ lực, nhưng các biện pháp chống thất thu thuế xem ra chưa hữu hiệu, dường như mới chỉ thu được thuế của các đơn vị và cơng dân gương mẫu trong nghĩa vụ thuế, vẫn chưa cĩ các biện pháp chế tài cụ thể đối với những người cố tình trốn thuế.

2.3.4.2 Vai trị của quản lý thu thuế và chống thất thu thuế

Quản lý thu thuế và chống thất thu thuế là một trong các nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền, trong đĩ các cơ quan quản lý thuế cĩ nhiệm vụ quan trọng nhất. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế khơng những đảm bảo sự vận hành thơng suốt hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, mà cịn cĩ tác động tích cực tới q trình thu, nộp thuế vào NSNN, chống thất thu thuế. Vai trị chính trong cơng tác quản lý thu thuế và chống thất thu thuế bao gồm:

- Quản lý thu thuế cĩ vai trị quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế

được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN.

- Thơng qua hoạt động quản lý thu thuế gĩp phần hồn thiện chính sách, pháp

luật cũng như các quy định về quản lý thuế.

- Thơng qua quản lý thu thuế, Nhà nước thực hiện kiểm sốt và điều tiết các

hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

2.3.4.3 Nguyên tắc của quản lý thu thuế và chống thất thu thuế

Việc quản lý thu thuế và chống thất thu thuế phải tuân theo những nguyên tắc nhất định sau đây (theo quy định tại điều 4 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006):

Tuân thủ pháp luật

Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế

Cơng khai, minh bạch, bình đẳng

Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)