Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN

2.2.2 Đánh giá rủi ro

Theo COSO 2013 và INTOSAI 2004 thì đánh giá rủi ro là một quá trình gồm các bước sau:

 Xác định hay nhận diện rủi ro

 Phân tích, đánh giá rủi ro

 Xây dựng các biện pháp đối phĩ rủi ro

Nội dung các bước được minh họa qua hình 2.1 như sau:

Hình 2.1: Khái quát quy trình đánh giá rủi ro của COSO

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ COSO 2013 và INTOSAI 2004)

Nhận diện rủi ro yêu cầu nhà lãnh đạo cần xác định và phân loại các rủi ro cĩ thể xảy ra bao gồm rủi ro bên trong và bên ngồi, rủi ro ở cấp nào, loại nào, bản chất của rủi ro, lý do xảy ra rủi ro…vv đặc biệt trong khu vực cơng thì ban lãnh đạo

- Xác định mục tiêu;

- Thiết lập cơ chế nhận dạng rủi ro

- Thiệt hại; - Xác suất xảy ra.

- Phân tán rủi ro;

- Chấp nhận rủi ro; - Tránh né rủi ro; - Xử lý hạn chế rủi ro NHẬN DIỆN ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP

cần xác định những rủi ro về gian lận hay tham nhũng cĩ thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu hay kế hoạch được Nhà nước giao phĩ.

Để quyết định được cách xử lý rủi ro thì ngồi việc xác định rủi ro cịn phải đánh giá mức độ của rủi ro, khả năng xảy ra và tác hại của nĩ. Phương pháp đánh giá rủi ro cĩ nhiều loại và thay đổi theo từng loại rủi ro, nĩ được coi là một nghệ thuật hơn là khoa học. Vì vậy, việc đánh giá rủi ro cĩ hệ thống theo các khuơn khổ nhất định nhằm phân loại rủi ro, xếp hạng theo thứ tự ưu tiên các rủi ro cần giải quyết (ví dụ các rủi ro cĩ khả năng xảy ra cao) để phân bổ nguồn lực một cách thích hợp.

Sau khi nhận diện và đánh giá rủi ro thì nhà quản lý sẽ phát triển các biện pháp để đối phĩ với rủi ro, với bốn loại đối phĩ sau: Phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, né tránh rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Trong hầu hết các trường hợp, rủi ro sẽ phải được xử lý và đơn vị cần phải thực hiện và duy trì một HTKSNB hữu hiệu để giữ rủi ro ở một mức chấp nhận được. Điều quan trọng cần lưu ý là đơn vị khơng thể loại bỏ tất cả rủi ro nên các biện pháp đối phĩ cần thực hiện sao cho cĩ sự phù hợp giữa lợi ích và chi phí, đảm bảo hợp lý rằng các mục tiêu của đơn vị đang được thực hiện. Một vấn đề nữa là khi cĩ sự thay đổi về điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp...thì cũng kéo theo sự thay đổi liên tục về rủi ro mà đơn vị sẽ phải đối mặt, vì vậy quá trình nhận diện, đánh giá và xử lý rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại liên tục của các nhà lãnh đạo. Họ cần phải thường xuyên xem xét lại các hồ sơ rủi ro để điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)