Trước khi ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, hệ thống trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam được tồn tại dưới hai hình thức là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (TTTTQTVN) và các trung tâm trọng tài kinh tế theo Nghị định số 116/CP. Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của trọng tài, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như:
- Nghị định số 116/CP ngày 05/09/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế;
- Thông tư số 02/PLDSKT ngày 03/01/1995 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điểm của Nghị định 116/CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.;
- Quyết định số 204/TTg ngày 28/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức TTTTQTVN ban hành kèm theo Điều lệ của TTTTQTVN;
- Quyết định số 114/TTg ngày 16/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế của TTTTQTVN;
- Quyết định số 453-QĐ/CTN ngày 28/07/1995 của Chủ tịch nước về việc tham gia công ước về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi;
- Pháp lệnh cơng nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/ 09/ 1995...
Ngoài ra, trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Đầu tư nước ngoài, Bộ luật Hàng hải; Luật Hàng không; Luật Thương mại; Luật Kinh
26
doanh bảo hiểm; Các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Nhà nước ta đã tham gia hoặc ký kết, cũng như các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định thương mại song phương và đa phương có ghi nhận một số vấn đề mang tính nguyên tắc liên quan đến hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Tuy vậy, hệ thống pháp luật trọng tài thương mại trước khi có Pháp lệnh đã bộc lộ những nhược điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Thiếu Luật về trọng tài
Trước ngày ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành quy định về việc tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế. Các văn bản pháp luật về trọng tài do cơ quan hành pháp (Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ) ban hành dưới dạng Nghị định, Nghị định ban hành quy chế hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, các văn bản này khơng có giá trị pháp lý cao như văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng tòa án (thường là Luật hoặc Pháp lệnh). Đúng như các chuyên gia pháp luật đã nhận định “Ngay từ khi mới thành lập, trọng tài thương mại Việt Nam đã thiếu một hệ thống các quy định thống nhất về trọng tài hay một Luật quốc gia về trọng tài ... Khơng có một Luật về trọng tài đưa ra các nguyên tắc chung, thống nhất về trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế.” [21]. Điều đó cũng chứng minh rằng trọng tài kinh tế ở nước ta chưa phát triển và chưa thật sự nhận được sự quan tâm nhiều từ phía xã hội và Nhà nước.
Trước ngày ban hành Pháp lệnh, đã tồn tại các quy định riêng rẽ về trọng tài: Nghị định 116/CP đối với trọng tài trong nước; Điều lệ và Quy tắc trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đối với trọng tài quốc tế. Khơng có một Luật trọng tài đưa ra các nguyên tắc chung, thống nhất về trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. Điều này trong một số trường hợp đã tạo ra những mâu thuẫn và bất cập trong giải quyết tranh chấp. Các quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài còn quá sơ lược, chưa đủ sức giải quyết các vấn đề bức
27
xúc mà thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài đặt ra.
Thứ hai: Thiếu tính thống nhất và chồng chéo
Đúng như nhận định: “Nhiều luật cần thiết để điều chỉnh một thị trường thương mại năng động chưa được ban hành. Hơn thế nữa, các văn bản luật cần phải được ban hành ngay và đã được ban hành thì chưa thống nhất. Bởi vậy, cho nên nhiều văn bản liên tục sửa đổi, bổ xung và thậm chí việc sửa đổi, bổ xung chưa nhất quán với các văn bản trước đây, dẫn đến có sự chồng chéo” [32, tr.28]. Cũng như nhiều lĩnh vực pháp luật kinh tế khác, pháp luật trọng tài kinh tế trong thời gian qua có nhiều điểm cịn chồng chéo. Biểu hiện tập trung nhất và rõ ràng nhất của nhược điểm này là để điều chỉnh cùng một loại quan hệ xã hội có tính chất chung như nhau, Nhà nước ta đã tạo ra hai mặt bằng pháp lý khác nhau, đó là Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế nội địa và Quyết định 204 - TTg ngày 28/04/1993 về Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Điều này càng trở nên mâu thuẫn khi Nhà nước cho phép mở rộng thẩm quyền của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo Quyết định số 114/TTg ngày 16/02/1996 để trung tâm này được giải quyết cả các tranh chấp kinh tế trong nước (khơng manh tính quốc tế). Từ khi có Quyết định 114/TTg ngày 16/02/1996, về bản chất pháp lý, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam khơng có gì khác so với các trung tâm trọng tài kinh tế được thành lập theo Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 nhưng lại tồn tại hai mặt bằng pháp lý khác nhau cho hai loại trung tâm trọng tài này. Đây là một điểm hạn chế rất lớn trong pháp luật về trọng tài của nước ta trước khi có Pháp lệnh.
Một điểm đáng lưu ý nữa là sự mâu thuẫn, chồng chéo không chỉ tồn tại giữa các văn bản pháp luật khác nhau về các trung tâm trọng tài khác nhau mà sự mâu thuẫn này còn tồn tại trong cả từng văn bản. Ví dụ, Điều 5 và Điều 31 của Nghị định 116/CP có nội dung khơng thống nhất với nhau.
Sự khơng thống nhất, chồng chéo này chỉ có thể được khắc phục khi ban hành Pháp lệnh để thay thế các văn bản pháp luật nêu trên.
28
Thứ ba: Pháp luật trọng tài kinh tế cịn chứa đựng nhiều quy định có nội dung khơng phù hợp với các quy định có tính chất phổ biến, thông lệ về trọng tài trên thế giới. Nhược điểm này thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau đây:
Một là, thẩm quyền của trọng tài được quy định rất hẹp làm hạn chế phạm vi hoạt động của các trung tâm trọng tài;
Hai là, hình thức giải quyết tranh chấp tại uỷ ban trọng tài do các bên thành lập (còn gọi là trọng tài vụ việc - trọng tài Adhoc) chưa được quy định;
Ba là, quan hệ giữa trọng tài và tịa án, theo đó tịa án có vai trị hỗ trợ và giám sát đối với hoạt động của trọng tài chưa được ghi nhận, làm suy yếu sức mạnh của trọng tài trong thực tiễn;
Bốn là, chưa có cơ chế bảo đảm thi hành quyết định của trọng tài, đặc biệt là cơ chế cưỡng chế bằng sức mạnh của Nhà nước trong trường hợp quyết định có hiệu lực pháp luật của trọng tài không được bên thua kiện tự nguyện chấp hành.
Những quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ trở thành những rào cản đối với quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.