bằng việc mở rộng một cách đáng kể thẩm quyền của trọng tài thương mại.
Trọng tài là một loại hình cơ quan tài phán, do đó vấn đề đầu tiên mà Nhà nước nào cũng phải quan tâm giải quyết là vấn đề thẩm quyền của trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài là phạm vi các tranh chấp thương mại thuộc quyền tài phán cuả trung tâm trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 116/CP, thì Trọng tài kinh tế trước đây chỉ được giải quyết ba loại tranh chấp, đó là:
Một là, tranh chấp phát sinh từ việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế; Hai là, tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của công ty với nhau, giữa các thành viên của công ty với cơng ty, phát sinh trong q trình thành lập, hoạt động, giải thể cơng ty;
Ba là, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu
Trong phạm vi thẩm quyền chung này, các trung tâm trọng tài có quyền quy định cụ thể phạm vi thẩm quyền cho trung tâm mình. Phạm vi thẩm quyền cụ thể của từng trung tâm trọng tài phải được xác định rõ trong điều lệ của trung
37
tâm.
Từ sự phân tích các quy định nêu trên có thể rút ra một nhận xét là thẩm quyền của Trọng tài kinh tế (theo Nghị định 116/CP) được quy định là quá hẹp. Thẩm quyền của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tuy có rộng hơn so với các trung tâm trọng tài kinh tế nội địa nhưng nhìn chung vẫn cịn hạn hẹp so với quy định của nhiều nước trên thế giới.
Việc quy định thẩm quyền của Trọng tài kinh tế phi chính phủ chỉ được quyền giải quyết ba loại tranh chấp như đã nêu trên làm cho hoạt động của trọng tài kinh tế trở nên đơn điệu vì trên thực tế, ba loại tranh chấp này đều rất ít xảy ra. Đối với loại tranh chấp liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế có thể đưa ra giải quyết tại trọng tài kinh tế so với tổng thể các tranh chấp phát sinh trong lưu thông hàng hố là khơng đáng kể. Theo Điều 2 Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế ngày 29/09/1989 thì hợp đồng kinh tế chỉ được ký kết giữa các chủ thể hết sức hạn chế đó là: giữa pháp nhân với pháp nhân; giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Như vậy, đa số những hợp đồng không được ký kết giữa các chủ thể kể trên đều không được coi là hợp đồng kinh tế, và do đó các trung tâm trọng tài khơng được giải quyết các tranh chấp này.
Đối với loại tranh chấp thứ hai thì chúng cũng xảy ra không nhiều và thường được giải quyết bằng con đường thương lượng giữa các bên có liên quan theo các phương thức đã được quy định trong điều lệ cơng ty.
Nhóm tranh chấp thứ ba liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu lại càng hiếm xảy ra trong điều kiện Việt Nam ta mới chỉ có một thị trường chứng khốn tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng chưa thực sự hoạt động sôi động. Chính vì vậy, các tranh chấp này mới chỉ được quy định trong văn bản pháp luật nhưng chưa hề được đưa ra giải quyết ở bất cứ cơ quan tài phán kinh tế nào ở nước ta, kể cả tịa kinh tế.
Tóm lại, những quy định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài kinh tế như đã nêu trên là không hợp lý và hậu quả là rất nhiều loại tranh chấp phát sinh
38
trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các thương nhân với nhau đã bị loại ra khỏi phạm vi giải quyết của trọng tài. Điều này đã dẫn đến một đặc điểm rất cơ bản của trọng tài kinh tế nước ta là tính hạn hẹp về mặt thẩm quyền của nó. Đặc điểm này, chính là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm hạn chế vai trò, tác dụng cũng như tính hấp dẫn của trọng tài kinh tế nước ta trong thời gian qua.
Về vấn đề thẩm quyền của trọng tài, pháp luật nhiều nước trên thế giới và pháp luật quốc tế về trọng tài có cách giải quyết hồn tồn khác so với pháp luật nước ta. Quan điểm chung của họ là, trọng tài có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, miễn là được các bên thỏa thuận yêu cầu và việc giải quyết chúng bằng trọng tài là không bị cấm bởi pháp luật. Như vậy, trong khi trọng tài kinh tế nước ta có thẩm quyền rất hẹp thì trọng tài thương mại các nước lại có thẩm quyền rất rộng.
Để khắc phục nhược điểm này, bảo đảm sự tương thích về mặt thẩm quyền của pháp luật về trọng tài của Việt Nam với pháp luật trọng tài nhiều nước trên thế giới, Pháp lệnh đã thống nhất quy định về thẩm quyền cho cả hai loại trọng tài trước đây (Trung tâm trọng tài theo nghị định 116/CP và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam) dưới tên gọi thống nhất là “trung tâm trọng tài” theo hướng mở rộng thêm rất nhiều. Pháp lệnh đã mở rộng thẩm quyền cho trọng tài không phải bằng cách liệt kê các loại tranh chấp như trước đây mà đã đưa ra một khái niệm mới là khái niệm „„hoạt động thương mại” và cho phép trọng tài giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong hoạt động này. Theo Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh thì khái niệm “hoạt động thương mại” được hiểu theo một nghĩa rất rộng, bao gồm hầu như toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của thương nhân, từ sản xuất đến lưu thông, phân phối; từ sản xuất hàng hoá đến cung cấp dịch vụ; từ hoạt động kinh doanh thông thường đến các hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù; từ tranh chấp trong hợp đồng đến tranh chấp ngồi hợp đồng. Nói cách khác, thuật ngữ “hoạt động thương mại” trong Pháp lệnh có nội hàm
39
tương ứng như khái niệm “thương mại” trong Luật mẫu về Trọng tài của UNCITRAL và khái niệm “kinh doanh” trong Luật Doanh nghiệp năm 1999.
Pháp lệnh đã phân định rõ thẩm quyền của trọng tài và thẩm quyền của tòa án. Tại Điều 5 của pháp lệnh quy định: “trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại tịa án thì tịa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu”. Thẩm quyền của trọng tài thương mại không chỉ giới hạn trong việc giải quyết các tranh chấp trong nước mà cịn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngồi. Đó là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngồi hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngồi.
Như vậy, với việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, thẩm quyền của trọng tài đã được mở rộng rất nhiều so với trước đây. Pháp lệnh không những tạo thêm “công ăn việc làm‟‟ cho các trung tâm trọng tài mà cịn góp phần làm cho trọng tài nước ta xích lại gần hơn với pháp luật trọng tài trên thế giới về mặt thẩm quyền.