Pháp lệnh đã “hạ” bớt tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên và đơn giản hoá đến mức thấp nhất thủ tục chọn lựa trọng tài viên để góp phần

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 49 - 53)

đơn giản hoá đến mức thấp nhất thủ tục chọn lựa trọng tài viên để góp phần hình thành một đội ngũ trọng tài viên đông về số lượng và đa dạng về mặt chuyên môn.

Trọng tài viên là nhân vật quan trọng nhất của các tổ chức trọng tài phi chính phủ vì họ là những người trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức này.

Trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp chỉ có thể được các nhà kinh doanh ưa chuộng khi có một đội ngũ trọng tài viên đông đảo về số lượng, đa dạng về chuyên môn, nghiệp vụ. Để thỏa mãn yêu cầu này thì điều kiện để trở thành trọng tài viên phải được quy định càng đơn giản càng tốt. Xuất phát từ yêu cầu như vậy mà pháp luật trọng tài các nước nhìn chung khơng quy định điều kiện để trở thành trọng tài viên, lại càng không quy định bất cứ một thủ tục tuyển chọn chặt chẽ nào. Chẳng hạn, Luật về trọng tài Pháp chỉ đề cập đến vấn đề trọng tài viên dưới góc độ tư cách (Điều 452). Luật Braxin khơng đề cập đến bất kỳ tiêu chuẩn nào đối với trọng tài viên: “Bất cứ người nào cũng có thể trở thành trọng tài viên nếu có khả năng và được lòng tin của các bên” (Điều 13). Về mặt thủ tục lựa chọn cũng vậy, khơng có pháp luật nước nào, kể cả pháp luật Trung Quốc quy định việc thành lập hội đồng xét chọn trọng tài viên và cấp thẻ trọng tài viên.

Ở nước ta vấn đề về tiêu chuẩn trọng tài viên được quy định một cách quá khắt khe trong các văn bản pháp luật trước đây.

Theo Quyết định 204/TTg ngày 28/04/1993 thì trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, ngoại thương, đầu tư, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm...Theo Điều 8 Nghị định 116/CP thì người muốn trở thành trọng tài viên

49

ngồi việc phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vơ tư, khách quan cịn phải “có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật và kinh tế”. Tuy nhiên, Thông tư 02/PLDSKT của Bộ Tư pháp ngày 03/01/1995 khi hướng dẫn một số điểm của Nghị định 116/CP đã lượng hóa các tiêu chuẩn của Nghị định nêu trên là: Người có kiến thức tức là phải có trình độ đại học Luật (tức là chỉ thừa nhận một loại tri thức khoa học là khoa học pháp lý mà không thừa nhận các loại tri thức khoa học khác). Quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên như vậy là chưa hợp lý và không phù hợp với thực tế bởi nó quá coi trọng tiêu chuẩn pháp lý mà tỏ ra rất coi nhẹ các tiêu chuẩn chun mơn khác có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như quá trình giải quyết tranh chấp.

Thực tiễn thi hành Nghị định 116/CP và Thông tư số 02/PLDSKT của Bộ Tư pháp trong thời gian qua cho thấy khơng ít những chun gia về kinh tế có học vị cao, có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh và trong tranh tụng nhưng lại khơng có bằng đại học Luật nên không được tham gia thi tuyển để được công nhận là trọng tài viên. Điều này đã gây ảnh hưởng khơng ít đến số lượng và chất lượng trọng tài viên.

Hậu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn thứ nhất là, chúng ta chỉ có một đội ngũ trọng tài viên toàn là các Luật gia chỉ am hiểu và giỏi về lĩnh vực pháp luật, trong khi đó việc giải quyết các tranh chấp kinh tế vốn rất đa dạng, trong nhiều trường hợp lại cần đến kinh nghiệm và học vấn của một chuyên gia kinh tế hơn là một chuyên gia pháp lý.

Với tiêu chuẩn thứ hai là phải có ít nhất 8 năm liên tục làm công tác pháp luật và kinh tế thì khơng phải bất cứ luật gia nào cũng có thể trở thành trọng tài viên được vì khơng mấy khi họ có đủ thời gian làm cơng tác kinh tế và thời gian làm công tác pháp luật cùng một lúc, vả lại thời gian đó lại phải là liên tục chứ không được phép gián đoạn. Trong điều kiện hội nhập hiện nay và sự cạnh tranh nghiệt ngã của nền kinh tế thị trường, có rất nhiều sinh viên đã tự trang bị cho mình những hành trang tri thức khá tồn diện khi ra trường cùng với sự vật lộn

50

trước thử thách cuộc sống, đã giúp họ trong một thời gian ngắn có được những kiến thức nhất định về pháp luật và kinh tế. Nếu sớm cho họ dự tuyển làm trọng tài viên càng tạo điều kiện cho họ có thêm những kinh nghiệm thực tế để bộc lộ khả năng của mình trong hoạt động giải quyết tranh chấp. Tóm lại, việc quy định những điều kiện quá chặt chẽ như vậy là không phù hợp với thực tiễn và đã gây ra khơng ít khó khăn cho những ai muốn trở thành trọng tài viên.

Ngoài việc quy định các điều kiện làm trọng tài viên rất chặt chẽ như vừa nêu trên, Nghị định 116/CP và các văn bản hướng dẫn thi hành còn quy định một thủ tục xét chọn trọng tài viên rất phức tạp. Người muốn trở thành trọng tài viên phải làm hồ sơ, phải qua kỳ thi tuyển chuyên mơn dưới hình thức viết do Bộ Tư pháp tổ chức. Quy trình lựa chọn như vậy rõ ràng cũng là một khó khăn khơng nhỏ vì khơng phải bất cứ ai, nhất là các chuyên gia pháp lý cao tuổi đều có thể thực hiện các cơng việc nêu trên một cách tốt nhất được. Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam thì do Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quyết định. Như vậy là có một loại trọng tài viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận, một loại trọng tài viên do một tổ chức không phải là cơ quan nhà nước mà do một tổ chức xã hội - nghề nghiệp quyết định. Đó là một vấn đề cần phải được giải quyết theo hướng nhất thể hố mà khơng nên để khác nhau như thế và Pháp lệnh đã thỏa mãn yêu cầu này. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù kinh tế - xã hội của đất nước ta nên Pháp lệnh đã khơng hồn tồn đi theo cách làm của nhiều nước trên thế giới. Pháp lệnh vẫn duy trì một số điều kiện nhất định đối với người muốn làm trọng tài viên. Tuy nhiên so với Nghị định 116/CP thì các điều kiện này đã được đơn giản hố và đã được mở rộng rất nhiều. Theo Khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh thì: “Cơng dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây có thể làm trọng tài viên: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vơ tư, khách quan; có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên”. Như vậy, điều kiện về thâm niên công tác đã được giảm từ 8 năm xuống còn 5 năm;

51

yêu cầu về sự bắt buộc phải có cả thời gian làm cơng tác kinh tế và thời gian làm cơng tác pháp luật trong 5 năm đó cũng khơng được Pháp lệnh đặt ra như trước đây. Pháp lệnh vẫn đặt ra vấn đề về trình độ chun mơn của người muốn làm trọng tài viên nhưng khác với trước đây, người muốn trở thành trọng tài viên chỉ cần có trình độ đại học, bất luận đó là trình độ đại học nào mà khơng nhất thiết phải có trình độ đại học Luật. Mặt khác để đảm bảo cho một đội ngũ trọng tài viên trong sạch, làm việc khách quan, vơ tư, có hiệu quả, Pháp lệnh cịn quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn những người sau đây không được làm trọng tài viên (Khoản 2, 3 Điều 12 Pháp lệnh):

- Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;

- Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức đang cơng tác tại Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.

Việc thi tuyển, xét chọn trọng tài viên như trước đây cũng đã không được đặt ra trong Pháp lệnh và theo tinh thần của Pháp lệnh thì một thủ tục gọn nhẹ trong việc công nhận trọng tài viên sẽ được các trung tâm trọng tài quy định trong điều lệ hoạt động riêng của mình.

Bên cạnh việc mở rộng điều kiện để trở thành trọng tài viên, Pháp lệnh còn xác định rõ địa vị pháp lý của trọng tài viên. Điều 13 của Pháp lệnh quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên. Trọng tài viên có các quyền sau đây: chấp nhận hoặc từ chối giải quyết vụ tranh chấp; độc lập trong việc giải quyết vụ tranh chấp; từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp; hưởng thù lao. Ngồi ra trọng tài viên cịn có các nghĩa vụ như: tn thủ các quy định của pháp lệnh này; vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp; từ chối giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh này; giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết; khơng được nhận hối lộ hoặc có hành vi khác vi phạm đạo đức trọng tài viên.

52

Với những quy định mới về điều kiện trở thành trọng tài viên cũng như thủ tục lựa chọn trọng tài viên như Pháp lệnh đã ghi nhận thì chắc chắn rằng trong tương lai chúng ta sẽ có một đội ngũ trọng tài viên không chỉ đông về số lượng mà còn đa dạng về năng lực chun mơn và đó chính là yếu tố rất quan trọng, đảm bảo cho trọng tài nước ta hoạt động có hiệu quả hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)