Pháp lệnh đã quy định chi tiết, đầy đủ về tố tụng trọng tài, đảm bảo cho quá trình xét xử tại trọng tài được tiến hành một cách trơi chảy, có

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 57)

bảo cho quá trình xét xử tại trọng tài được tiến hành một cách trơi chảy, có trật tự; đảm bảo được các quyền của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Tố tụng trọng tài được hiểu là tổng hợp các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Hay nói cách khác, q trình giải quyết một vụ tranh chấp thương mại tại một trung tâm trọng tài gọi là tố tụng trọng tài. Quá trình này bắt đầu từ khi các bên tranh chấp gửi đơn khởi kiện tới trung tâm trọng tài và kết thúc bằng một quyết định hay phán quyết của trọng tài. Khác với thủ tục tố tụng tại tòa án, thủ tục tố tụng trọng tài không chỉ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước (trong Pháp lệnh) mà còn bao gồm cả các quy tắc tố tụng do các trung tâm trọng tài đưa ra và các quy tắc tố tụng do các bên tranh chấp tự thỏa thuận (với trọng tài vụ việc), thậm chí trong các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài quốc tế.

Thông thường, pháp luật về trọng tài của các nước chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc về tố tụng trọng tài, cịn các thủ tục, trình tự cụ thể đều do các trung tâm trọng tài tự xây dựng thành bản quy tắc tố tụng của riêng trung tâm mình. Chính vì vậy, trên thực tế không tồn tại một bản quy tắc trọng tài thống nhất, áp dụng chung cho tất cả các trung tâm trọng tài.

Trước ngày ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, các quy định về tố tụng trọng tài kinh tế được ghi nhận trong Nghị định số 116/CP còn tố tụng tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam được quy định trong Quyết định 204/TTg ngày 28/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở các quy định chung này, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã xây dựng hai Bản quy tắc tố tụng của Trung tâm: một dành cho tố tụng trọng tài có yếu tố nước ngồi, một dành cho

54

trọng tài trong nước.

Mặc dù có những điểm khác nhau về trình tự và thủ tục tố tụng tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và các trung tâm trọng tài kinh tế, nhưng về cơ bản, các quy định về tố tụng trọng tài ở Việt Nam đều thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với bản chất của trọng tài. Các quy định của tố tụng trọng tài được xây dựng trên các nguyên tắc như: tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp; bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của các bên tranh chấp; giữ bí mật trong q trình giải quyết tranh chấp (nguyên tắc xét xử không công khai); trọng tài viên độc lập và tuân thủ pháp luật trong khi giải quyết tranh chấp; giải quyết vụ tranh chấp nhanh chóng, kịp thời.

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại trong tố tụng trọng tài được Pháp lệnh Trọng tài Thương mại thể hiện ở mức độ khái quát cao hơn. Theo Điều 3 của Pháp lệnh, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cần tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, tranh chấp được giải quyết, nếu trước hoặc sau khi giải quyết tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.

Thứ hai, khi giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tơn trọng thỏa thuận của các bên.

Có thể nhận thấy rằng mặc dù quy định rất khái quát nhưng nội dung của hai nguyên tắc này đã hàm chứa hầu hết những tư tưởng chỉ đạo liên quan đến việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài như đã phân tích ở trên.

Ở nguyên tắc thứ nhất, Pháp lệnh đã đề cao vai trò của thỏa thuận trọng tài và cũng chính vì thế Pháp lệnh đã dành trọn chương II để quy định cụ thể và chi tiết hơn về thỏa thuận trọng tài. Có thể nói, phần lớn nội dung của các nguyên tắc đã trình bày ở trên (nguyên tắc tự định đoạt, ngun tắc hịa giải, ngun tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc xét xử không công khai...) đều được khái quát lại trong nguyên tắc thứ nhất này.

55

trọng tài viên trong quá trình xét xử như các văn bản pháp luật hiện hành đang quy định thì Pháp lệnh cịn u cầu tn thủ sự thỏa thuận của các bên hay nói cách khác, Pháp lệnh đã nhấn mạnh và bổ xung thêm nguyên tắc thứ nhất.

Tóm lại, Pháp lệnh trọng tài chỉ khái quát hai nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên, trên cơ sở các nguyên tắc đó, mỗi một trung tâm trọng tài có thể quy định cụ thể hơn về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong các quy tắc tố tụng của mình.

Về thủ tục giải quyết tranh chấp ở các trung tâm trọng tài, so với Nghị định 116/CP, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại có quy định mới về điều kiện để giải quyết đối với từng vụ tranh chấp, đó là phải đảm bảo thời hiệu khởi kiện. Theo Điều 21 Pháp lệnh: đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật; đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là 2 năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi khơng cịn sự kiện bất khả kháng.

Cùng với việc quy định về nộp và thụ lý đơn, Pháp lệnh cịn có những quy định về vấn đề tự bảo vệ của bị đơn, cụ thể là:

- Đối với vụ tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn do trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ.

- Đối với vụ tranh chấp giải quyết tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn bản tự bảo vệ và tên trọng tài viên mà mình chọn.

56

kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn (Điều 29). Đơn kiện lại phải được gửi cho hội đồng trọng tài và gửi cho nguyên đơn trước ngày mở phiên họp của hội đồng trọng tài giải quyết đơn kiện của nguyên đơn. Nguyên đơn phải có bản trả lời đơn kiện lại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại. Bản trả lời phải được gửi cho bị đơn và hội đồng trọng tài.

Trong hoạt động kinh doanh, đối với các bên tranh chấp, hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm. Pháp luật trọng tài quốc tế, pháp luật trọng tài các nước đều khuyến khích các bên tranh chấp tự hịa giải với nhau để giải quyết tranh chấp phát sinh. Ở nước ta, trong các quy định pháp luật trước đây và cụ thể là trong Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 khơng có quy định về thủ tục hịa giải trước khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại phiên họp trọng tài. Nhưng về nguyên tắc, hòa giải được coi là một bước quan trọng và bắt buộc của tố tụng trọng tài. Chính vì vậy, vấn đề hịa giải được quy định rất cụ thể tại Điều 37 Pháp lệnh như sau:

- Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hịa giải. Trong trường hợp hịa giải thành thì theo u cầu của các bên hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng

- Các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải. Trong trường hợp hịa giải thành thì các bên có thể u cầu hội đồng trọng tài lập biên bản hịa giải thành và ra quyết định cơng nhận hịa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải được các bên và các trọng tài viên ký. Quyết định cơng nhận hịa giải thành của hội đồng trọng tài là chung thẩm và được thi hành theo quy định của Pháp lệnh này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)