Việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 là xuất phát từ những yêu cầu cơ bản sau đây [17]:
33
Thứ nhất, phải có Pháp lệnh Trọng tài Thương mại là để ghi nhận và củng cố một phương thức giải quyết tranh chấp mà các nhà đầu tư, kinh doanh ưa chuộng nhất, đó là phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Mục đích của cơng cuộc đổi mới chính là việc tạo điều kiện để phát huy quyền tự do kinh doanh đã được quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, theo đó, các chủ thể kinh doanh được bình đẳng, tự mình định đoạt hình thức, nội dung, quy mô, phương thức kinh doanh cũng như hình thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Đồng thời quyền tự do kinh doanh cũng đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng một cơ chế pháp lý bảo đảm cho các cam kết kinh tế của các chủ thể kinh doanh được thực hiện.
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nhiều vụ tranh chấp đã phát sinh từ hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhau và giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Luật Thương mại năm 1997 và nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước ta đã ghi một trong những quyền của các chủ thể kinh doanh là được đưa các tranh chấp của mình ra giải quyết tại các cơ quan trọng tài kinh tế.
Điều 24 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ xung năm 1996) đã quy định: “các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh cũng như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, trước hết phải được giải quyết thơng qua thương lượng, hịa giải. Trong trường hợp các bên khơng hịa giải được thì vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam”
34
thương mại) cũng đã quy định rằng, tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên và trong trường hợp việc thương lượng không đạt được kết quả thì “tranh chấp thương mại được giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài, tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của trọng tài, tịa án mà các bên lựa chọn”
Tóm lại, phải ban hành Pháp lệnh Trọng tài thì mới giúp thực hiện được một trong những quyền rất cơ bản của các nhà kinh doanh là quyền tự do lựa chọn cơ quan tài phán cho mình đã được ghi một cách trang trọng trong các đạo luật về kinh tế của Nhà nước ta.
Thứ hai, cần có Pháp lệnh Trọng tài Thương mại vì đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt tình trạng manh mún, mâu thuẫn, chồng chéo, lạc hậu, bất cập của pháp luật hiện hành về trọng tài kinh tế phi chính phủ sau 10 năm tồn tại.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay, trọng tài có một vai trị rất to lớn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, vai trò này của trọng tài kinh tế ở nước ta lại chưa được phát huy, nếu khơng nói là ngày càng bị suy yếu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy yếu này là sự yếu kém của các văn bản pháp luật về trọng tài kinh tế.
Những nhược điểm chủ yếu của pháp luật trọng tài trước ngày có Pháp lệnh cần phải được khắc phục, như phần trên đã nhắc đến là:
Một là, trọng tài bị hạn chế rất lớn về thẩm quyền (chỉ được giải quyết 3 loại tranh chấp);
Hai là, khơng cơng nhận hình thức trọng tài vụ việc;
Ba là, điều kiện và thủ tục công nhận trọng tài viên rất chặt chẽ, ngặt nghèo;
Bốn là, khơng có sự trợ giúp và giám sát của tịa án đối với trọng tài làm cho trọng tài vốn đã yếu lại càng yếu thêm;
35
Năm là, quyết định của trọng tài không được Nhà nước cưỡng chế thi hành làm cho các nhà kinh doanh không tin vào sức mạnh của các trung tâm trọng tài, do đó xa lánh trọng tài…
Thứ ba, sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại là một sự thúc bách của yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang tham gia ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương, đã gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), là thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đã ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và hiện đang đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc Việt Nam đã và sẽ tham gia vào các tổ chức quốc tế này buộc chúng ta phải có một hệ thống pháp luật kinh tế có sự tương đồng với các nước để một mặt tạo điều kiện cho việc hợp tác quốc tế, mặt khác giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn trong việc khai thác sự hợp tác đó. Cụ thể là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hàng chục hiệp định bảo hộ đầu tư ký kết với các nước đều thừa nhận việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Q trình hội nhập cũng cho phép chúng ta có những tiền đề kinh tế cần thiết để xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn hiện tại đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở nước ta là điều cần thiết và việc giữ nguyên pháp luật về trọng tài như hiện nay dưới hình thức nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng là điều khó có thể chấp nhận được.