trung tâm trọng tài, đảm bảo tính đúng lúc, đúng nơi của việc thành lập các trung tâm trọng tài ở nước ta.
Trên thế giới, các trung tâm trọng tài thương mại thường không nhiều và thường được thành lập tại các trung tâm kinh tế, thương mại lớn, nơi có hoạt động kinh doanh nhộn nhịp và sầm uất. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là trọng tài chỉ có thể tồn tại theo yêu cầu tự nguyện của các nhà kinh doanh mà các nhà kinh doanh thì lại tập trung chủ yếu ở những nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, tình hình thành lập các trung tâm trọng tài ở Việt Nam ta trong thời gian qua lại khơng hồn tồn đi theo quy luật này. Đó là hậu quả khơng thể tránh khỏi của một số quy định không chặt chẽ trong Nghị định 116/CP. Theo quy định của Nghị định này thì bất cứ ở đâu, chỉ cần có đủ 5 trọng tài viên trở nên là có thể xin phép Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thành lập trung tâm trọng tài.
Theo báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện nghị định 116/CP của Bộ Tư pháp thì tình hình thành lập các trung tâm trọng tài kinh tế ở nước ta là như sau:
- Thứ nhất, Trung tâm Trọng tài Kinh tế Hà Nội (HEAC) được thành lập theo Quyết định số 05 ngày 16/05/1997 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với 11 trọng tài viên, trong đó có 6 trọng tài viên của Hà Nội, 2 trọng tài viên của Thành phố Hồ Chí Minh, 2 trọng tài viên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và một trọng tài viên của tỉnh Bến Tre.
67
Thứ hai, Trung tâm Trọng tài Kinh tế Thăng Long (ECOARCEN) được thành lập theo Quyết định số 03 ngày 16/05/1997 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với 7 trọng tài viên, trong đó có 5 trọng tài viên của Hà Nội và 2 trọng tài viên của Hà Tây.
Thứ ba, Trung tâm Trọng tài Kinh tế Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 204/CT ngày 10/03/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang với 8 trọng tài viên.
Thứ tư, Trung tâm Trọng tài Kinh tế Sài Gòn được thành lập theo giấy phép số 2404/GP-UB ngày 08/10/1997 của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù đã được cấp giấy phép thành lập từ ngày 08/10/1997 nhưng đến tháng 04/1998 trung tâm mới hoàn thành thủ tục khắc dấu và đi vào hoạt động. Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gịn có 11 trọng tài viên.
Ở một số tỉnh khác như: Hải Phòng, Hải Dương, Bến Tre, Hà Tây... các trọng tài viên đang hoàn tất thủ tục xin phép để thành lập trung tâm trọng tài kinh tế. Hiện nay, các trung tâm trọng tài kinh tế đã được thành lập khá nhiều ở nước ta nhưng hiệu quả hoạt động của các trung tâm này chưa cao, số lượng vụ việc giải quyết của các trung tâm trọng tài kinh tế chưa nhiều.
Để khắc phục tình trạng thành lập tràn lan và hoạt động chưa có hiệu quả của các trung tâm trọng tài nói trên, Pháp lệnh đã đưa ra hai quy định rất mới. Thứ nhất, việc ở địa phương nào được thành lập trung tâm trọng tài là do Chính phủ quy định mà không thể tuỳ tiện như trước đây (Điều 14 Pháp lệnh). Thứ hai, trước đây người có thẩm quyền cho phép thành lập trung tâm trọng tài là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Tuy trong quy định này có đưa ra yêu cầu về việc trước khi ra quyết định cho phép thành lập trung tâm trọng tài, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải có được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nhưng nhìn chung cơ chế cũ vẫn là cơ chế mà theo đó, quyền quyết định cuối cùng trong việc thành lập các trung tâm trọng tài vẫn thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Để góp phần khắc phục tình trạng thành lập q nhiều các trung tâm trọng tài trong tương lai,
68
Pháp lệnh đã ghi nhận một cơ chế, theo đó, người duy nhất có quyền quyết định việc cho phép thành lập các trung tâm trọng tài là Bộ trưởng Bộ Tư pháp với sự giới thiệu của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.
Có thể nói, với những điểm mới rất cơ bản như vừa nêu trên thì pháp luật trọng tài ở nước ta đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, vừa đáp ứng được tình hình trong nước vừa thỏa mãn được những yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta.
69
Chƣơng 3