lệnh Trọng tài Thƣơng mại
Mặc dù Pháp lệnh đã tạo cơ sở cho việc tạo lập một hệ thống pháp luật trọng tài thống nhất, song những quy định tại Pháp lệnh cịn mang tính bao qt, nguyên tắc, cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể mới có thể áp dụng trên thực tế. Trong khuôn khổ của Luận văn, sẽ đề cập một số nội dung cơ bản cần được hướng dẫn chi tiết
Thứ nhất, xác định địa phương nào được thành lập trung tâm trọng tài
Việc xác định số lượng các trung tâm trọng tài ở các địa phương thể hiện rõ vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động trọng tài. Xét từ góc độ quản lý thì đây là một cơng việc cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch của nền kinh tế thị trường tự do (cạnh tranh quá mức, không đảm bảo chất lượng…) nhất là trong những giai đoạn đầu của sự phát triển. Việc thành lập các trung tâm trọng tài dựa vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Chỉ nên thành lập các trung tâm trọng tài ở các địa phương lớn, có nền kinh tế phát triển.
Theo chúng tôi, những căn cứ chủ yếu để xác định số lượng các trung tâm trọng tài tại các tỉnh thành phố bao gồm:
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội; - Số lượng dân cư;
- Số lượng doanh nghiệp.
Có thể trong vịng 05 năm đầu tiên, Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Tư pháp tuỳ theo tình hình cụ thể mà quyết định số lượng các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có thể được phép thành lập trung tâm trọng tài thương mại. Sau 05 năm, nên có một cơ chế thống hơn trong việc giải quyết vấn đề này và sau 10 năm có thể hồn tồn do thị trường quyết định.
Thứ hai, quy định rõ một địa phương thì đựợc thành lập bao nhiêu trung tâm trọng tài
71
định cụ thể việc thành lập trung tâm trọng tài căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nhưng khơng quy định cụ thể một địa phương thì được thành lập bao nhiêu trọng tài. Thực tiễn trọng tài của các nước trên thế giới cho thấy, trong một địa phương khơng nên có q nhiều trung tâm trọng tài. Mặt khác, một số lượng hợp lý các trung tâm trọng tài sẽ tạo điều kiện cho chủ thể trong nền kinh tế có được sự lựa chọn cần thiết đồng thời đảm bảo được chất lượng của các trọng tài viên. Theo chúng tôi, một thành phố kể cả thành phố lớn không nên thành lập quá hai trung tâm trọng tài.
Thứ ba, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thành lập các trung tâm trọng tài.
Quy trình thành lập các trung tâm trọng tài được quy định trong các Điều 14 và 15 của Pháp lệnh. Tuy nhiên cần phải có những hướng dẫn cụ thể về hồ sơ xin thành lập, thời hạn cấp giấy phép, trách nhiệm của người xin thành lập và cơ quan cấp giấy phép thành lập… cho các trung tâm trọng tài. Đặc biệt cần quy định rõ vai trò của Hội luật gia Việt Nam trong quá trình này là như thế nào vì trong Pháp lệnh quy định rất chung chung và rất khó thực hiện. Theo chúng tôi cần làm rõ thêm những vấn đề sau đây:
- Thời hạn cấp văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam từ khi tiếp nhận hồ sơ của các trung tâm trọng tài
- Khi nào thì Hội Luật gia Việt Nam có quyền từ chối cấp văn bản giới thiệu
- Nội dung Hồ sơ gửi đến Hội Luật gia Việt Nam để xin cấp văn bản giới thiệu
Thứ tư, cần hướng dẫn việc sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài đang hoạt động.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh thì các trung tâm trọng tài được thành lập trước ngày ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại phải sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của
72
Pháp lệnh này. Một vấn đề đặt ra là, việc sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có phải được phê chuẩn không? cơ quan nào phê chuẩn? Theo chúng tôi, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan quản lý thống nhất hoạt động trọng tài thương mại phải có thẩm quyền trong việc này. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài phải được Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét và phê chuẩn. Đồng thời để bảo đảm thuận lợi, nhanh chóng thì cũng cần quy định rõ trình tự, thủ tục cũng như thời hạn phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc.
Hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp và Hội Luật gia phối hợp soạn thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Trọng tài. Trong thời gian tới, các cơ quan này phải khẩn trương hồn thiện và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn này để tạo cơ sở thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Pháp lệnh vào cuộc sống. Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại.
Thứ năm, cần hướng dẫn thẩm quyền trọng tài thương mại
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đã mở rộng khá lớn thẩm quyền của trọng tài thương mại. Theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, trọng tài được quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh như sau: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Quy định như vậy về hoạt động thương mại là phù hợp với khái niệm hoạt động thương mại theo Luật mẫu UNCITRAL về
73
trọng tài. Quy định này đã tạo ra thẩm quyền tương đối rộng rãi cho trọng tài. Tuy nhiên, còn một số các tranh chấp khác cũng cần được quy định cho trọng tài kinh tế được quyền giải quyết. Ví dụ như các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty. Nếu căn cứ vào Điều 2 Khoản 3 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại thì cũng chưa rõ trọng tài thương mại có được quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động của cơng ty nói trên hay khơng? Do vậy, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cần phải quy định rõ loại tranh chấp này là thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
Thứ sáu, cần hướng dẫn nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngồi trong q trình trọng tài
Tại Khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh có nêu rõ “Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và áp dụng pháp luật của nước ngồi khơng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Vì vậy, vấn đề đặt ra là xác định thế nào là “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Ngay cả trong Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, tại Khoản 2 Điều 16 cũng đã quy định nếu Tịa án (Việt Nam) xét thấy: “Việc cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” thì các quyết định của trọng tài nước ngồi cũng sẽ khơng được cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Như vậy thì khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” cũng mới chỉ được sử dụng chứ chưa được định nghĩa hay làm rõ một cách chi tiết. Công ước New York lại sử dụng khái niệm “trật tự công cộng” (public policy) như một nguyên tắc, căn cứ cho việc công nhận và thực thi các quyết định của trọng tài nước ngoài. Theo ý kiến của một số chuyên gia thì các khái niệm “trật tự công cộng” của Công ước New York và “các nguyên tắc cơ
74
bản của pháp luật Việt Nam” là không thật sự tương đồng, gây ra nhiều bất cập. Cho đến hiện nay, Việt Nam cũng chưa có một văn bản pháp luật, một tài liệu pháp lý hay một thực tiễn xét xử nào đưa ra định nghĩa về “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Vì vậy, việc xác định thế nào là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là điều vơ cùng khó khăn. Một hướng giải quyết là dựa trên tổng kết thực tiễn cơng tác xét xử của tịa án để có được một cách hiểu thống nhất về khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Thứ bảy, cần hướng dẫn cụ thể về thủ tục chọn trọng tài viên
Điều 12 Pháp lệnh đã ghi nhận các điều kiện để được làm trọng tài viên, Nhìn chung những điều kiện này được quy định đầy đủ, phù hợp với điều kiện của nước ta và không trái với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, một công dân Việt Nam chưa thể là trọng tài viên cho dù hội tụ đầy đủ những điều kiện đó mà cần phải có một thủ tục cơng nhận nào đó. Pháp luật nên có văn bản hướng dẫn: căn cứ các tiêu chuẩn khung, định hướng được quy định trong Pháp lệnh Trọng tài Thương mại để các hiệp hội trọng tài, hội các tổ chức nghề nghiệp đã đứng ra thành lập các trung tâm trọng tài sẽ làm thủ tục công nhận danh sách trọng tài viên của mình. Kinh nghiệm lựa chọn trọng tài viên của phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam cần được tiếp thu và hồn thiện thêm.
Thứ tám, Chính phủ cần quy định cụ thể về phí trọng tài và mức lệ phí tịa án liên quan đến trọng tài
Về vấn đề quản lý phí của trung tâm trọng tài. Có hai cách tiếp cận sau đây: - Trung tâm thu một khoản quản lý phí từ khách hàng, khơng tính vào tiền thù lao của trọng tài viên. Mức phí quản lý có thể là cố định hoặc là % của mức thù lao cho trọng tài viên.
- Trung tâm không thu của khách hàng quản lý phí nhưng các trọng tài viên có trách nhiệm đóng lệ phí quản lý cho trung tâm trên cơ sở mức thù lao nhận được.
75
Cách thức tiếp cận có thể do trung tâm tự quyết định và lựa chọn. Do các