Pháp lệnh đã tăng cường uy tín và sức mạnh của trọng tài bằng việc quy định về tính được bảo đảm cưỡng chế thi hành các quyết định của

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 64 - 67)

việc quy định về tính được bảo đảm cưỡng chế thi hành các quyết định của trọng tài

Xuất phát từ bản chất của trọng tài là “tòa án” phi nhà nước, tòa án của các bên tranh chấp, các trung tâm trọng tài là những tổ chức xã hội - nghề nghiệp không nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước, không nhân danh quyền lực nhà nước mà xét xử nên các quyết định do trọng tài đưa ra không đương nhiên được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Tuy nhiên, khi đã thừa nhận sự tồn tại của trọng tài thì Nhà nước phải có cơ chế để bảo đảm tính thực thi của các quyết định của trọng tài. Chính trên quan điểm như vậy mà pháp luật các nước đều ghi nhận nguyên tắc, theo đó, khi quyết định trọng tài đã có hiệu lực pháp luật thì các bên phải có trách nhiệm thi hành và trong trường hợp các bên khơng thi hành thì họ sẽ bị Nhà nước cưỡng chế. Thủ tục và điều kiện thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài ở các nước khác nhau được quy định là khác nhau. Theo thông lệ quốc tế, khi bên thua kiện không tự nguyện thi hành quyết định trọng tài thì bên thắng kiện có quyền yêu

64

cầu tòa án ra quyết định công nhận làm căn cứ cho việc cưỡng chế thi hành. Trong trường hợp này, tịa án chỉ kiểm tra tính hợp pháp của quyết định trọng tài trước khi ra quyết định cưỡng chế thi hành chứ không xem xét lại toàn bộ vụ tranh tụng. Sau khi quyết định của trọng tài được tòa án cơng nhận thì nó có hiệu lực thi hành như một quyết định hoặc bản án của tịa án. Điều đó có nghĩa là ở những nước này, để quyết định trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành thì nó phải được tịa án phê chuẩn. Ở một số nước khác thì thủ tục phê chuẩn của tịa án khơng đặt ra vì người ta quan niệm rằng, bản thân quyết định trọng tài khi đã có hiệu lực pháp luật thì nó có giá trị tương đương như một quyết định của tòa án, tức là việc thi hành quyết định của trọng tài cũng phải được tiến hành như việc thi hành phán quyết của tòa án.

Về vấn đề này Nghị định 116/CP tại Điều 31 quy định: “trong trường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền u cầu tịa án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế”. Quy định này có nghĩa là nếu bên phải thi hành quyết định của trọng tài không tự nguyện thi hành (điều này trên thực tế rất dễ xảy ra) thì quyết định của trọng tài là vơ nghĩa, tồn bộ q trình giải quyết của trọng tài trước đó cũng khơng có giá trị. Tịa kinh tế sẽ xét xử lại vụ án đã được trọng tài giải quyết. Quy định pháp lý này đã làm cho uy tín của trọng tài suy giảm một cách đáng kể. Như vậy, việc pháp luật chưa đặt ra cơ chế đảm bảo thi hành quyết định trọng tài bằng sức mạnh cưỡng chế đã làm cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trở nên hình thức, khơng có ý nghĩa trên thực tế. Mặt khác, quy định này còn gián tiếp phủ nhận một nguyên tắc rất quan trọng của tố tụng trọng tài là tính chung thẩm của quyết định trọng tài, được ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 116/CP: “quyết định giải quyết tranh chấp của trung tâm trọng tài kinh tế có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị” và Điều 8 Quyết định 204/ TTg: “...Quyết định này là quyết định chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ tòa án hay tổ chức nào khác”. Điều 31 Nghị định 116/CP là một khiếm khuyết nghiêm trọng trong tố

65

tụng trọng tài ở Việt Nam, làm hạn chế hiệu lực thi hành các quyết định trọng tài, giảm hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, làm mất đi tác dụng và tính hấp dẫn của trọng tài đối với các nhà kinh doanh.

Trong lĩnh vực trọng tài kinh tế quốc tế, Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng có một quy định chưa đầy đủ về việc thi hành quyết định của mình. Theo Điều 31 của Quy tắc này thì quyết định của uỷ ban trọng tài là chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ tòa án hoặc tổ chức nào và các bên phải tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định trong quyết định. Nếu quyết định khơng được tự nguyện thi hành thì trong thời hạn quy định, sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi quyết định được yêu cầu thi hành và theo các điều ước quốc tế hữu quan có hiệu lực đối với loại vụ kiện này. Tuy nhiên, trong Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/09/1995 chỉ đề cập đến các quyết định của trọng tài nước ngồi và do đó, các quyết định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam không được coi là quyết định của trọng tài nước ngồi nên khơng được công nhận và cưỡng chế thi hành tại Việt Nam.

Điều này dẫn đến một nghịch lý là, các phán quyết của trọng tài Việt Nam không được cưỡng chế thi hành tại Việt Nam nhưng lại được cưỡng chế thi hành ở các nước khác, nếu nước đó là thành viên của cơng ước New York năm 1958 (Việt Nam đã tham gia công ước New york năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài - Quyết định số 453 QĐ/CTN ngày 28/07/1995 của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Để khắc phục những khiếm khuyết này, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đã đưa ra những quy định theo đó, quyết định của trọng tài không những là chung thẩm, các bên phải thi hành (Điều 6) mà còn được cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh cưỡng chế thi hành nếu bên thua kiện không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tự nguyện: “Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không

66

yêu cầu huỷ theo quy định tại điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài” (Khoản 1 Điều 57 Pháp lệnh). Quy định này vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa khắc phục yếu điểm lớn nhất của pháp luật trọng tài hiện hành, tạo ra bảo đảm pháp lý quan trọng cho sự phát triển của Trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)