Pháp lệnh đã thừa nhận một hình thức trọng tài mới là hình thức trọng tài vụ việc.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 40 - 43)

thức trọng tài vụ việc.

Xuất phát từ nguyên tắc phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh mà pháp luật ở hầu hết các nước trên thế giới đã thừa nhận cả hai hình thức trọng tài là trọng tài thường trực (còn được gọi là trọng tài thể chế, trọng tài quy chế, trọng tài thường xuyên) và trọng tài vụ việc (trọng tài Adhoc)

Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy quản lý, có trụ sở làm việc thường xuyên, có điều lệ và quy tắc tố tụng riêng và có một danh sách trọng tài viên gồm những người có uy tín, có hiểu biết chun mơn cao. Khi giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thường trực, các

40

bên tranh chấp chỉ có thể lựa chọn trọng tài viên của mình theo danh sách trọng tài viên của tổ chức trọng tài thường trực mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp và trọng tài viên nhất thiết phải tuân thủ các quy định trong quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài. Đặc điểm nổi bật của trọng tài thường trực là có quy chế tố tụng riêng và được quy định chặt chẽ. Các quy định này thường xuyên được sửa đổi, bổ xung để đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn. Các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài thường trực nổi tiếng và có uy tín cao như: ICC, LCIA, AAA [59, tr.5] đã có ảnh hưởng nhất định đến việc truyền bá kinh nghiệm tố tụng trọng tài và thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện chế định trọng tài trên toàn cầu.

Trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài. Các trung tâm trọng tài này thực chất là các tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ sự liên kết của các trọng tài viên. Nhiều quốc gia còn thành lập riêng các tổ chức trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp kinh doanh có yếu tố nước ngồi. Các tổ chức trọng tài quốc tế này thường được đặt cạnh phịng thương mại và cơng nghiệp của quốc gia, là đầu mối của các hoạt động kinh doanh.

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó. Vì vậy, trọng tài vụ việc khơng phải là một tổ chức, khơng có bộ máy thường trực, khơng có quy tắc tố tụng, khơng có danh sách trọng tài viên của riêng mình và khơng có trụ sở làm việc. Để đưa các tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp phải thỏa thuận trước với nhau về việc chỉ định trọng tài viên để thành lập ủy ban (hội đồng) trọng tài và xây dựng các quy ước tiến hành thủ tục trọng tài (quy tắc tố tụng). Quyền chỉ định trọng tài viên của các bên tranh chấp không bị giới hạn bởi bất kỳ một danh sách trọng tài viên nào. Và để tránh sự phức tạp trong việc xây dựng quy ước trọng tài, các bên tranh chấp thường thỏa thuận với nhau lựa chọn áp dụng các quy tắc trọng tài nổi tiếng trên

41

thế giới như quy tắc tố tụng của Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế bên cạnh Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) hay quy tắc tố tụng của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Tuy nhiên, do tính đơn giản của nó nên trọng tài vụ việc chỉ thích hợp với những tranh chấp đơn giản, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và đặc biệt là các bên phải có kiến thức và hiểu biết pháp luật (vì các bên phải tự thỏa thuận về thủ tục và phương thức tiến hành tố tụng) cũng như có kinh nghiệm trong việc tranh tụng. Vì vậy số vụ tranh chấp được giải quyết thông qua trọng tài vụ việc không nhiều.

Về thẩm quyền và tính chất hoạt động thì trọng tài vụ việc về cơ bản khơng có gì khác so với trọng tài thường trực. Nếu các tranh chấp không đạt được phương án hịa giải thì trọng tài vụ việc sẽ xem xét sự việc, chứng cứ và trên cơ sở pháp luật được các bên lựa chọn để đưa ra phán quyết. Phán quyết của trọng tài vụ việc có hiệu lực thi hành ngay đối với các bên. Trường hợp một bên không thi hành phán quyết thì bên kia được quyền u cầu tịa án xem xét cơng nhận phán quyết đó và phán quyết trọng tài sau khi được cơng nhận sẽ có giá trị cưỡng chế thi hành như một bản án có hiệu lực của tịa án.

Dưới khía cạnh lịch sử, trọng tài vụ việc ra đời trước trọng tài thường trực. Theo tác giả Trần Hữu Huỳnh thì: “Lịch sử phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài từ đơn giản đến phức tạp. Trọng tài vụ việc ra đời trước trọng tài thường trực” [31, tr.53). Nói một cách khác trọng tài thường trực là bước phát triển tiếp theo của trọng tài vụ việc.

So với trọng tài vụ việc, trọng tài thường trực có nhiều lợi thế hơn nhiều vì vậy trong nhiều năm trở lại đây, trọng tài thường trực đã phát triển rất nhanh và trở thành hình thức tài phán được ưa chuộng nhất hiện nay, đặc biệt là ở quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên, ở nước ta, trong lịch sử hơn mười năm qua, việc pháp luật chỉ thừa nhận trọng tài thường trực mà không thừa nhận trọng tài vụ việc có thể coi là một hạn chế đáng kể đối với quyền tự do thành lập trọng tài của các bên tranh chấp. Với sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài Thương

42

mại thì hạn chế này đã được khắc phục. Theo Điều 19 của Pháp lệnh thì từ nay trọng tài vụ việc đã được thừa nhận ở nước ta. Sự ghi nhận này được dựa trên những lý do cơ bản sau đây:

Một là, sự hiện diện của hình thức trọng tài vụ việc sẽ tạo thêm cơ hội để

cho các nhà kinh doanh có quyền tự do lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp với sở thích, nhu cầu của họ.

Hai là, sự tồn tại và hoạt động của hình thức trọng tài vụ việc sẽ tạo ra cơ

hội cho nhiều chuyên gia có thể tham gia vào hoạt động trọng tài. Bất cứ ai được các bên tranh chấp tin tưởng đều có thể được mời tham gia vào uỷ ban trọng tài này với tư cách trọng tài viên. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện Việt Nam hiện nay vì hầu hết các chuyên gia pháp lý, các nhà kinh doanh, quản lý kinh tế có uy tín và kinh nghiệm đều đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, họ không muốn (hoặc không thể) tham gia vào các tổ chức trọng tài là cơ quan thường trực.

Ba là, trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế, pháp luật về trọng tài

của nước ta phải hướng tới sự tương thích phù hợp với thông lệ quốc tế, để tạo sự hấp dẫn, cạnh tranh của trọng tài nước ta với các nước khu vực và thế giới, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, làm ăn tại Việt Nam. Các nước trên thế giới đều thừa nhận trọng tài vụ việc thì việc thừa nhận hình thức trọng tài vụ việc ở nước ta là điều tất yếu, phù hợp với thông lệ chung.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)