trọng tài, xứng đáng với vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong tố tụng trọng tài.
Theo thơng lệ quốc tế, thỏa thuận trọng tài được hiểu là thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài. Như vậy, thỏa thuận trọng tài có thể được lập ra trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Tuy vậy, cũng có một số nước chỉ thừa nhận thỏa thuận trọng tài về những tranh chấp đã phát sinh (các nước theo trường phái Luật Islam, một số
43
bang của Mỹ như West - Virgina, Alabama).
Luật trọng tài Malaysia năm 1982, tại Điều 2 đưa ra định nghĩa về thỏa thuận trọng tài: “là văn bản thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện tại hoặc tương lai ra giải quyết trọng tài, bất kể tên trọng tài có được ghi trong đó hay khơng”.
Thỏa thuận trọng tài là vấn đề then chốt và có vai trị quyết định đối với việc áp dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Nói cách khác, trọng tài khơng có thẩm quyền đương nhiên đối với một vụ tranh chấp mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được các bên tranh chấp thỏa thuận chỉ định thông qua một phương tiện gọi là thỏa thuận trọng tài. Về bản chất, thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ với nhau theo thể thức trọng tài. Như vậy, cần khẳng định cái cốt lõi làm nên một thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên. Nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà khơng được bên kia chấp nhận thì khơng thể có thỏa thuận trọng tài. Một thỏa thuận trọng tài cũng khơng có giá trị nếu bị áp đặt bởi ý chí của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Vì có vị trí, vai trị quan trọng như vậy nên pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế đều dành cho thỏa thuận trọng tài một sự quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm đó thể hiện ở chỗ, trong các đạo luật về trọng tài thường có một chương riêng về vấn đề này.
Quan niệm về thỏa thuận trọng tài khơng cịn mới mẻ gì so với pháp luật trọng tài quốc tế song lại là một điểm mới đáng ghi nhận ở Việt Nam, vì từ trước tới nay pháp luật trọng tài nước ta chưa có một định nghĩa chính thức về thỏa thuận trọng tài. Những quy định về thỏa thuận trọng tài thường rất chung chung, không rõ ràng. Thỏa thuận trọng tài chỉ được tiếp cận dưới góc độ là quyền của các bên tranh chấp “các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn trọng tài kinh tế để giải quyết tranh chấp cho mình, khơng phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên” hoặc dưới góc độ là cơ sở cho thẩm quyền xét xử của trọng tài, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 116/CP quy định: “Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ
44
nhận đơn yêu cầu giải quyết các tranh chấp kinh tế được quy định tại Điều 1 Nghị định này, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đã có thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại chính trung tâm trọng tài kinh tế đó”. Như vậy là, hàng loạt các vấn đề liên quan đến khái niệm, bản chất, nội dung, hình thức, điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đã không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nước ta. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài. Đặc biệt là những vướng mắc trong trường hợp xác định thỏa thuận trọng tài vô hiệu và sự tranh chấp về thẩm quyền vụ việc giữa tòa án và trọng tài, giữa các trung tâm trọng tài với nhau. Đây còn là một trong những lý do gây nên tình trạng “lấn quyền” của tòa án đối với trọng tài trong thời gian qua. Nhiều người cho rằng, quy định trong Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 116/CP nêu trên có nghĩa là, một thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực nếu trong đó các bên đã nói rõ là họ chọn đích danh một trung tâm trọng tài kinh tế cụ thể nào đó, cịn nếu họ chỉ thỏa thuận một cách chung chung là chọn trọng tài kinh tế thì trong trường hợp đó, thỏa thuận trọng tài là vơ hiệu, và vì vậy, nếu có u cầu của một bên thì tịa án sẽ có quyền thụ lý giải quyết vụ tranh chấp. Trên thực tế, quan điểm này đã trở thành chính thống trong cách hiểu và trong việc vận dụng pháp luật về mối quan hệ về thẩm quyền giữa tòa án và trọng tài trong suốt mười năm qua. Hậu quả là, thẩm quyền của trọng tài kinh tế nước ta vốn đã quá hẹp, với quan điểm này thì lại càng bị thu hẹp hơn. Với sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại thì tất cả những thiếu sót, bất cập trên đã được hồn thiện và chỉnh sửa. Việc Pháp lệnh này dành cho thỏa thuận trọng tài một chương đã nói lên vai trị cực kỳ quan trọng của thỏa thuận trọng tài.
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đã xác định rõ khái niệm thỏa thuận trọng tài và giải thích rõ một số từ ngữ liên quan mật thiết với thỏa thuận trọng tài. Theo Điều 2 Pháp lệnh thì: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát
45
sinh trong hoạt động thương mại”.
Ngoài ra, Pháp lệnh còn nêu rõ ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài. Theo những quy định trong Pháp lệnh thì thỏa thuận trọng tài được khẳng định như là một nguyên tắc nền tảng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài” (Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh). Để hoạt động trọng tài được tiến hành thuận lợi, đặc biệt là để cho việc thi hành phán quyết được dễ dàng, nhất là khi phán quyết được thực hiện trên phạm vi quốc tế, pháp luật hầu hết các nước đều quy định thỏa thuận trọng tài phải được xác lập bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý. Thỏa thuận trọng tài thơng qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc các hình thức trao đổi viễn thơng khác thể hiện rõ ý chí của các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản.
Tính bắt buộc bằng văn bản của thỏa thuận trọng tài cũng được quy định rõ ràng trong luật của Pháp: “Điều khoản trọng tài vô hiệu khi không được xác lập bằng văn bản trong thỏa thuận chính thức hoặc trong tài liệu tham chiếu” (Điều 1443 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành của Pháp). Điều 25, Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nước và công dân của các nước khác cũng đòi hỏi một thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Điều này cũng được quy định trong pháp luật của các nước khác trên thế giới và trong điều ước quốc tế: Điều 2 Khoản 1 Công ước New York 1958; Điều 2 Luật Trọng tài Malaysia; Luật Trọng tài Quốc tế Singapore 1994... Tuy nhiên, ở một số nước khác như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Australia thỏa thuận trọng tài không nhất thiết phải làm thành văn bản [20].
Pháp luật về trọng tài thương mại của nước ta đã tiếp thu kinh nghiệm của hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới về hình thức của thỏa thuận trọng tài. Cụ thể Điều 9 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định: “Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax,
46
thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản”. Như vậy, những thỏa thuận bằng miệng không được chấp nhận và bị coi là trái với những quy định của Pháp lệnh. Pháp lệnh cũng chỉ rõ không bắt buộc thỏa thuận trọng tài phải là một điều khoản cụ thể trong hợp đồng mà có thể là một thỏa thuận trọng tài riêng. Nhưng nhất thiết các bên phải có thỏa thuận trọng tài thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại. Và khi đó nếu một bên khởi kiện tại tịa án thì tịa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Điều 5 Pháp lệnh).
Một vấn đề quan trọng của thỏa thuận trọng tài là hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Theo các quy định của Nghị định 116/CP, Điều lệ và Quy tắc của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam thì một thỏa thuận trọng tài sẽ có hiệu lực khi các bên tranh chấp đã thỏa thuận bằng văn bản đưa tranh chấp của họ ra giải quyết tại trung tâm trọng tài cụ thể. Các quy định này chưa làm rõ các vấn đề liên quan đến khả năng trọng tài (các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài), năng lực của các bên khi tham gia thỏa thuận trọng tài và hình thức pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Năng lực của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài được hiểu là khả năng của các bên đó tham gia ký kết hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế năm 1989 chỉ áp dụng đối với các hợp đồng trong nước. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định trọng tài trong các văn bản khác không đề cập đến năng lực của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài. Về nguyên tắc, chỉ những thỏa thuận trọng tài hợp pháp mới là cơ sở xác định thẩm quyền của trọng tài. Thỏa thuận trọng tài hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và được pháp luật bảo vệ.
Theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, một thỏa thuận trọng tài được coi là hợp pháp nếu nó khơng rơi vào một trong các trường hợp vô hiệu của thỏa thuận trọng tài. Pháp lệnh đã dành một điều để quy định những trường hợp thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu (Điều 10). So với các quy định trong các văn bản
47
trước đây thì đây là một quy định mới nhưng rất hồn thiện, nó giải quyết được nhiều điểm thiếu sót của pháp luật trọng tài trước đây. Quy định này cũng đã giải quyết vấn đề khi nào tịa án sẽ có thẩm quyền thụ lý vụ tranh chấp do một bên khởi kiện trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài. Tức là, mặc dù có thỏa thuận trọng tài nhưng nếu thỏa thuận trọng tài vơ hiệu thì tịa án vẫn có thẩm quyền thụ lý vụ tranh chấp nếu có đơn khởi kiện.
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đã quy định thỏa thuận trọng tài cũng được coi là một hợp đồng, các bên có nghĩa vụ thi hành và chịu các chế tài khi vi phạm nghĩa vụ này. Mối quan hệ giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng đã được quy định rõ. Pháp luật của các nước và quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài đều ghi nhận nguyên tắc này. Theo Điều 21 Khoản 2 Quy tắc trọng tài UNCITRAL: “Quyết định vô hiệu một hợp đồng của Tịa án trọng tài sẽ khơng ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài”. Hay theo Quy tắc trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore thì “...điều khoản trọng tài mà là một phần của hợp đồng, sẽ được coi là một thỏa thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của Tịa án trọng tài về hợp đồng khơng có giá trị khơng có nghĩa là điều khoản trọng tài khơng có giá trị pháp lý”. Như vậy, quy định tại các văn bản này đều thừa nhận tính độc lập của thỏa thuận trọng tài và thường giao cho uỷ ban trọng tài quyền quyết định thẩm quyền xét xử của mình, trong đó có cả quyền quyết định đối với các khiếu nại về sự tồn tại cũng như hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Hợp đồng vô hiệu không kéo theo sự vô hiệu của thỏa thuận trọng tài, vì lẽ đó trọng tài vẫn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Pháp luật nước ta đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này. Điều 11 Pháp lệnh đã quy định thỏa thuận trọng tài và hợp đồng tồn tại độc lập với nhau. Việc thay đổi, huỷ bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
Tóm lại, bằng việc quy định một chương riêng về vấn đề thỏa thuận trọng tài, Pháp lệnh đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và đầy đủ cho việc khẳng định
48
ranh giới rạch ròi giữa tòa án và trọng tài và bằng cách này, Pháp lệnh đã góp phần mở rộng phạm vi hoạt động cho trọng tài nước ta từ này về sau.