Trong những năm trước thời kỳ đổi mới, ở nước ta đã tồn tại một cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, đó là trọng tài kinh tế nhà nước. Đây là một cơ quan nhà nước quan trọng đã từng góp phần đắc lực trong quản lý nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong những năm 70, 80. Trọng tài kinh tế nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau [27]:
Một là, là cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp (trọng tài viên là viên chức, ăn lương của nhà nước; trọng tài tồn tại và hoạt động nhờ vào kinh phí được cấp phát từ ngân sách nhà nước)
Hai là, các cơ quan trọng tài kinh tế từ trung ương đến địa phương tạo thành một hệ thống có mối quan hệ tổ chức và tố tụng ràng buộc lẫn nhau. Có thời kỳ trọng tài kinh tế được thành lập ở 3 cấp là trung ương, tỉnh, huyện.
29
Ba là, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, trọng tài kinh tế có nhiều chức năng, đó là giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế (xét xử) và đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy có hai chức năng như vậy, nhưng về cơ bản thì trọng tài kinh tế được coi là một loại tòa án trong lĩnh vực kinh tế vì trong hai chức năng vừa kể trên thì chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế là chức năng cơ bản nhất của các cơ quan trọng tài.
Bốn là, mặc dù là một cơ quan nhà nước, nhưng các quyết định của trọng tài kinh tế không được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước như các bản án và quyết định của tòa án.
Trước nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế ngày càng cao trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đòi hỏi khách quan việc thực hiện các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường như tự do hợp đồng, tự do kinh doanh ... Trọng tài kinh tế với tư cách là một cơ quan nhà nước đã không đáp ứng được yêu cầu mới. Vai trò lịch sử của trọng tài kinh tế đã chấm dứt vào ngày 01/07/1994. Chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế của cơ quan này từ nay được giao cho tòa án. Sau hai tháng kể từ ngày xoá bỏ Trọng tài kinh tế nhà nước, ngày 05/09/1994, Nhà nước ta ban hành Nghị định 116/CP về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế phi chính phủ. Như vậy, một mặt chúng ta xố bỏ Trọng tài kinh tế mang tính chất nhà nước, mặt khác lại cho phép thành lập một loại cơ quan tài phán mới, tuy giống về tên gọi nhưng lại khác về bản chất với trọng tài trước đây, đó là Trọng tài kinh tế phi chính phủ.
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bên cạnh hệ thống Trọng tài kinh tế nhà nước có chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế trong nước cịn có Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (được thành lập ngày 30/04/1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập ngày 05/10/1964) bên cạnh Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, có chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài (chủ yếu là tranh chấp giữa Việt Nam và các nước
30
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tuy được thành lập trên cơ sở các quyết định của Nhà nước nhưng thực chất đây là các tổ chức trọng tài phi chính phủ.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho các tranh chấp có yếu tố nước ngồi gia tăng nhanh chóng. Thực tế này đặt ra nhu cầu phải cải tổ lại thiết chế trọng tài quốc tế. Ngày 28/04/1993 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 204/TTg về việc thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (TTTTQTVN) trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Hàng hải và Hội đồng Trọng tài Ngoại thương. TTTTQTVN lúc đầu chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như: hợp đồng đầu tư, tín dụng, du lịch, ngân hàng, chuyển giao công nghệ... nếu trước hoặc sau khi tranh chấp các bên thỏa thuận chọn TTTTQTVN. Ngày 16/02/1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 114-TTg về việc mở rộng thẩm quyền của TTTTQTVN. Theo quyết định này, trung tâm có thêm chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh doanh trong nước.
Cho đến thời điểm trước khi ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, qua khảo sát hoạt động giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài phi chính phủ ở nước ta cho thấy những ưu việt của trọng tài nước ta chưa được thực sự phát huy. Trọng tài chưa đáp ứng được những yêu cầu và mong muốn của các nhà kinh doanh trong việc giải quyết tranh chấp cho họ. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào trọng tài vì hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thực tế chưa đem lại hiệu quả cao.
Theo báo cáo của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam [62], trong nhiệm kỳ 1998 - 2001, Trung tâm đã thụ lý 74 vụ kiện, trong đó đã xét xử và ra phán quyết 45 vụ, ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải 9 vụ, ngun đơn rút đơn 13 vụ, số còn lại đang được tiếp tục giải quyết. Trong số 74 vụ đã thụ lý, số vụ có giá trị tranh chấp dưới 100.000 USD là 50 vụ (chiếm 67%), số vụ có giá trị tranh chấp từ 100.000USD đến 500.000USD là 19 vụ (chiếm 26%), số vụ có giá trị tranh chấp từ 500.000 USD đến 1.000.000 USD là 5 vụ (chiếm 7%). Trong
31
năm 2002, TTTTQTVN đã thụ lý 21 vụ và đã giải quyết được 19 vụ [05]. Những tranh chấp được đưa đến trung tâm giải quyết rất đa dạng, từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đến vấn đề quản lý doanh nghiệp, giám định bảo hiểm, hàng hải, kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ... Các bên nước ngồi trong các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngồi tại trung tâm gồm có: Hàn Quốc (18 vụ); Singapore (14 vụ), Đức (5 vụ), Mỹ (5 vụ), Malaysia (3 vụ), Anh (2 vụ), Trung Quốc (2 vụ), Đài Loan (2 vụ), Áo (2 vụ), Ba Lan (2 vụ), Ấn Độ (2 vụ), Hồng Kông (1 vụ), Indonesia (2 vụ), Liechtenstein (1 vụ), Thái Lan (1 vụ), Ucraina (1 vụ), Panama (1 vụ), Pháp (1 vụ), Nhật Bản (1 vụ), Philipine (1 vụ), các tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam (8 vụ).
So với nhiệm kỳ 1993 - 1997, số vụ kiện do Trung tâm thụ lý trong nhiệm kỳ qua đã giảm 10,84%. Có thể thấy, số vụ tranh chấp đưa đến Trung tâm để giải quyết không nhiều. Tuy nhiên, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều bên, hồ sơ tài liệu nhiều (có vụ tài liệu trên 2000 trang, phần lớn bằng tiếng Anh liên quan đến kỹ thuật xây dựng). Một số vụ phải chọn luật nước ngoài, nhiều vụ phải chọn tập quán thương mại quốc tế để áp dụng. Con số còn quá nhỏ bé so với thực tế những tranh chấp xảy ra trong những năm qua và càng nhỏ bé so với trung tâm trọng tài quốc tế khác. Hiệp hội Trọng tài Mỹ năm 1981 giải quyết 38.421 vụ [10], năm 1999 giải quyết 140.000 vụ kiện quốc tế và trong nước. Năm 2000, Tòa án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế xét xử 540 vụ kiện. Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế của Trung quốc xử trên 700 vụ kiện quốc tế năm 1999 [06]. Các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước được thụ lý rất ít. Điều này khơng phản ánh đúng thực tế các giao dịch thương mại đang diễn ra hiện nay. Một trong những nguyên nhân là do hệ thống pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam hiện nay thiếu đồng bộ và thiếu khả thi
Số vụ tranh chấp được thụ lý và giải quyết tại các trung tâm trọng tài kinh tế nội địa thành lập theo Nghị định 116/CP còn rất hạn chế. Trung tâm Trọng tài
32
Kinh tế Sài gòn từ khi thành lập đến nay (tháng 8/2002) thụ lý 16 vụ, trong đó hịa giải thành 12 vụ và ra phán quyết 4 vụ. Trung tâm đã hoàn lại 8 đơn kiện cho nguyên đơn do bị đơn khơng có thiện chí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, chuyển 2 đơn kiện cho cơ quan điều tra do có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự....Số lượng vụ việc giảm dần theo các năm. Các phán quyết của trung tâm được tự nguyện thi hành chỉ chiếm 40% [64]
Trung tâm Trọng tài Kinh tế Cần Thơ từ khi thành lập đến nay (tháng 8/2002) chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn và tuyên truyền pháp luật. Năm 2002 trung tâm mới thụ lý 1 vụ kiện về tranh chấp hợp đồng thương mại [66].
Trung tâm Trọng tài Kinh tế Thăng Long cho đến năm 2002 chưa giải quyết được vụ việc nào. Hoạt động chủ yếu của trung tâm là tư vấn pháp luật cho các bên tranh chấp [65].
Những con số trên cho thấy hoạt động xét xử của các trung tâm trọng tài kinh tế còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các nhà kinh doanh khi có tranh chấp, cịn mang tính hình thức. Hoạt động chính của các trung tâm là tư vấn cho các bên tranh chấp và tuyên truyền pháp luật cho các nhà kinh doanh. Từ thực tiễn hoạt động của các tổ chức trọng tài cho thấy các trung tâm trọng tài chưa phát huy được vai trị của mình trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Đa phần các trung tâm trọng tài thiếu vắng khách hàng, các nhà kinh doanh chưa hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả của trọng tài, xuất hiện xu hướng dịch chuyển dần các tranh chấp ra giải quyết tại các trung tâm trọng tài ngoài Việt Nam. Thực tế này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản phải kể đến là sự thiếu những bảo đảm pháp lý cần thiết cho hoạt động của trọng tài.