Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của trọng tà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 76 - 79)

thu phí sẽ khơng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, cần có một hướng dẫn cụ thể để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các trung tâm trọng tài.

Chính phủ cần quy định cụ thể về mức lệ phí tịa án liên quan đến trọng tài. Một số điểm cần phải làm rõ như:

- Nếu như trung tâm trọng tài đã thu phí trọng tài nhưng sau đó tịa án có quyết định thỏa thuận trọng tài vơ hiệu thì xử lý thế nào.

- Trung tâm trọng tài có phải hồn trả lại phí trọng tài khơng nếu như tịa án huỷ quyết định trọng tài? Trách nhiệm của trung tâm trọng tài và các trọng tài viên trong trường hợp này là như thế nào?

- Mức lệ phí kháng cáo đối với quyết định trọng tài

3.2 Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của trọng tài trọng tài

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại có liên quan chặt chẽ đến các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại như pháp luật thi hành án, pháp luật về hợp đồng... Do vậy, để Pháp lệnh Trọng tài Thương mại thực thi có hiệu quả trong cuộc sống, cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật này. Từ đó, chúng tơi xin kiến nghị một số điểm như sau:

Trước hết, cần sớm hoàn thiện pháp luật về thi hành án

Trong Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đã quy định “Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Tuy nhiên, do pháp luật thi hành án dân sự còn nhiều bất cập, hoạt động thi hành án thời gian qua vẫn còn nhiều vướng mắc trên mọi phương diện chủ yếu từ cơ chế quản lý nhà nước về thi hành án, tổ chức, bộ máy thi hành án, thẩm quyền của cơ quan thi hành án và chấp hành viên, chuyển giao tài sản thi hành án tới việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án… [11]. Chỉ có hồn thiện pháp luật về thi hành án dân sự mới bảo đảm thi hành hiệu quả quyết định của

76

trọng tài thương mại cũng như bản án, quyết định của tòa án.

Tiếp theo, cần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng

Pháp luật Việt Nam hiện nay có 3 văn bản quy định về hợp đồng là Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế 1989, Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997. Theo các văn bản này thì có 3 loại hợp đồng là hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại. Sự phân chia như vậy đã khiến cho pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay có quá nhiều bất cập trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Những khó khăn trong việc phân biệt hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc phân định thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp. Từ đó, hoạt động xét xử của tòa án cũng như hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài ở Việt Nam trong thời gian qua đã vấp phải khơng ít khó khăn, vướng mắc. Có một số ý kiến hiện nay đề nghị xoá bỏ Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế, không phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Đây cũng là một xu hướng phù hợp với thơng lệ quốc tế. Theo đó, tất cả các loại hợp đồng sẽ được điều chỉnh chung trong Bộ Luật Dân sự (sửa đổi). Theo chúng tôi, cần phải tiến hành khẩn trương hoàn thiện và sớm ban hành các văn bản pháp luật theo hướng này để tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa án cũng như trọng tài. Một giải pháp mang tính tạm thời là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết huỷ bỏ Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế năm 1989.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995 hiện là văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này. Theo quy định của Pháp lệnh này và Quyết định số 453/QĐ-CTN ngày 28/7/1995 của Chủ tịch nước về tham gia Công ước của Liên Hiệp Quốc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi, thì chỉ có các quết định

77

trọng tài (nước ngoài) về các tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại theo pháp luật Việt Nam mới được công nhận và thi hành. Mâu thuẫn bắt nguồn từ sự khác nhau về định nghĩa “hành vi/ hoạt động thương mại” trong các văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế. Luật Thương mại 1997 quy định hành vi thương mại theo một nghĩa rất hẹp chỉ bao gồm 14 hành vi: mua bán hàng hoá; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; uỷ thác mua bán hàng hố; gia cơng trong thương mại; đấu giá hàng hoá; khuyến mại; trưng bày giới thiệu hàng hoá; hội chợ triển lãm thương mại. Quy định này hẹp hơn nhiều so với khái niệm “hoạt động thương mại” trong Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài. Từ đó, nhiều quyết định của trọng tài nước ngoài về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo Luật mẫu UNCITRAL sẽ không được xét công nhận và thi hành tại Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay Pháp lệnh Trong tài Thương mại đã đưa ra một khái niệm mới về “hoạt động thương mại” mở rộng hơn và phù hợp với Luật mẫu UNCITRAL và hiển nhiên sẽ khơng bị bó hẹp trong khuôn khổ quy định của Luật Thương mại Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục duy trì một quy định trái với thông lệ quốc tế như vậy sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế quốc tế. Một nguyên tắc quan trọng trong quan hệ thương mại quốc tế là nguyên tắc có đi có lại. Do vậy, nếu các quyết định của trọng tài nước ngồi khơng được cơng nhận và thi hành tại Việt Nam thì các phán quyết của trọng tài Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại (nêu trong Điều 1 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003) sẽ không được xem xét công nhận và thi hành tại nước ngồi. Do đó, cần phải sửa đổi pháp luật về cơng nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài theo hướng mở rộng khái niệm quan hệ pháp luật thương mại phù hợp với pháp luật quốc tế. Trước hết, có thể điều chỉnh bằng cách mở rộng khái niệm hành vi thương mại trong Luật Thương mại (Việt Nam) 1997 tương tự như cách định nghĩa của Công ước New York 1958. Trong tương lai, cần tiến tới xoá bỏ điều khoản bảo lưu thương mại mà Việt Nam đã tuyên bố

78

khi gia nhập Công ước năm 1995.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)