Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc liên quan đến hoạt động của trọng tài thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 79 - 81)

quan đến hoạt động của trọng tài thƣơng mại

Thứ nhất, phải tăng cường năng lực phối hợp của tòa án.

Theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, tịa án có quan hệ hỗ trợ chặt chẽ đối với trọng tài. Với những nhiệm vụ được giao, tịa án sẽ là cơ quan có tác động lớn nhất đối với hoạt động của trọng tài. Vì vậy, để bảo đảm cho tịa án thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động trọng tài thì một yêu cầu đặt ra là phải nâng cao năng lực và trình độ của thẩm phán, khơng chỉ là kiến thức pháp lý mà cả kiến thức về hoạt động kinh doanh. Hoạt động hỗ trợ của tịa án đối với trọng tài sẽ khơng thể phát huy hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ thẩm phán có trình độ, am hiểu về pháp luật trọng tài. Ví dụ, Pháp lệnh có quy định thẩm quyền của tịa án trong việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài (Điều 30). Tòa án, mà cụ thể là thẩm phán để xem xét và quyết định được một thỏa thuận trọng tài là hợp pháp và có hiệu lực hay khơng thì địi hỏi thẩm phán phải nắm vững quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài. Bởi vậy, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp cần phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và thư ký tịa án trên quy mơ tồn quốc và ở từng địa phương kiến thức cần thiết về pháp luật trọng tài thương mại. Những kiến thức mới chủ yếu cần phải tập trung bồi dưỡng cho thẩm phán và chấp hành viên bao gồm các quy định liên quan đến:

- Thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Cần phải khẳng định rõ và chi tiết hơn những nội dung của Điều 10 trong Pháp lệnh về thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Những nội dung của Điều 30 về xem xét thỏa thuận trọng tài cũng phải được làm sáng tỏ hơn.

79

các bên theo Điều 26 của Pháp lệnh.

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 33 và 34

- Huỷ quyết định trọng tài. Theo Điều 53 của Pháp lệnh, Hội đồng xét xử không xét lại nội dung của vụ tranh chấp mà chỉ xem xét nghiên cứu để ra quyết định huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài. Quyết định trọng tài chỉ bị huỷ khi và chỉ khi thoã mãn các trường hợp theo Điều 54 của Pháp lệnh.

Thứ hai, tăng cường năng lực phối hợp của cơ quan thi hành án.

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đã khẳng định vai trò to lớn của cơ quan thi hành án trong quá trình trọng tài. Theo các Điều 34 và Điều 57 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại kể từ ngày 01/07/2003, cơ quan thi hành án có thêm nhiệm vụ mới là thi hành quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành các phán quyết của trọng tài thương mại. Nhiệm vụ này càng trở nên nặng nề đối với đội ngũ chấp hành khi số lượng các vụ việc mà cơ quan thi hành án phải đảm nhận tăng lên một cách nhanh chóng trong thời gian qua [11]. Theo số liệu thống kê của 59/61 tỉnh, thành phố thì số lượng án tồn đọng, khơng thể thi hành được ngày càng gia tăng, tính đến ngày 01/03/1998 là 61.139 vụ, với tổng số tiền phải thi hành án là 766.373.259.432 đồng. Vì vậy, để các cơ quan thi hành án nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có việc bảo đảm thi hành các phán quyết trọng tài theo Pháp lệnh mới thì bên cạnh việc tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý liên quan thi hành án còn phải không ngừng nâng cao tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành.

Trước hết phải tăng cường năng lực của đội ngũ chấp hành viên nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới. Tính đến tháng 7/2000, tổng số biên chế các cơ quan thi hành án trong toàn quốc là 4.313 người (trên tổng số 4.410 biên chế cho phép). Phần lớn các chấp hành viên được bổ nhiệm đều bảo đảm tiêu chuẩn quy định, có trình độ đại học Luật hoặc tương đương. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, số lượng chấp hành viên vẫn cịn trong tình trạng thiếu trầm trọng khi số lượng các vụ

80

việc phải thi hành ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng chấp hành viên phải làm việc quá tải. Do biên chế thiếu nên ở một số địa phương vẫn còn trường hợp cán bộ quản lý cơng tác thi hành án cịn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, Vì vậy, với nhiệm vụ mới là thi hành phán quyết trọng tài thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần rà sốt số lượng, trình độ đội ngũ chấp hành viên hiện nay và có kế hoạch đào tạo, bổ sung đội ngũ chấp hành viên, đặc biệt đối với những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng ... để đảm bảo tốt việc thực hiện nhiệm vụ này.

Thứ hai, là cần tăng cường cơ sở vật chất cho cơ quan thi hành án và cũng như cải thiện chế độ đối với chấp hành viên. Trong điều kiện hiện tại khi cịn có nhiều cơ quan thi hành án chưa có trụ sở, hoặc với diện tích chật hẹp, tạm bợ, khơng có kho bảo quản tang vật. Thêm vào đó, trang thiết bị của cơ quan thi hành án cịn thiếu. Kinh phí cho các cơ quan thi hành án cịn rất thấp với mức trung bình cho mỗi cơng chức của ngành là dưới 12 triệu đồng/ năm, bao gồm tồn bộ các chi phí xác minh, tiêu huỷ tang vật, đi lại, mua sắm văn phòng phẩm, trang thiết bị nơi làm việc, tiền lương công chức... Lượng kinh phí này hồn tồn khơng thể đáp ứng được các nhu cầu chi phí phát sinh trong hoạt động thi hành án. Hơn nữa, khi số lượng vụ việc phải thi hành án ngày càng tăng mà kinh phí khơng tăng (vẫn duy trì theo mức bình quân đầu người), các cơ quan thi hành án càng khó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)