CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ
2.4.2. Tính chất môn loại của bảng từ
Bảng từ là tổng hợp của các môn loại và mục từ trong môn loại. Môn loại là sự tập hợp hay khái quát kiến thức theo những lĩnh vực cụ thể. Mục từ là sự chi tiết hóa các lĩnh vực kiến thức theo từng danh vật cụ thể. Bảng từ, mơn loại và mục từ có mối quan hệ với nhau theo quan hệ bao hàm.
Tương quan về số lượng giữa bảng từ - môn loại - mục từ trong từng tự điển, từ điển tùy thuộc vào tính chất của các phạm trù kiến thức mà mỗi môn loại đảm nhận.
Qua số lượng các mục từ cũng cho thấy phạm vi kiến thức nào sẽ được quan tâm ở mức độ nhiều hay ít.
Trong Nhật dụng, các mơn loại có nhiều mục từ là Thân thể (336 mục), Khí dụng (182 mục), Nhân phẩm (108 mục). Các mơn loại có ít mục từ là Nho giáo (6 mục), Binh khí (17 mục)... Điều này thể hiện tính chất và yêu cầu kiến
trong các mơn loại đã chứng tỏ tính “nhật dụng” của mơn loại đó. Những mơn loại nhiều mục từ như Thân thể, Khí dụng, Nhân phẩm đều liên quan đến con người và đồ dùng, công cụ sản xuất trong đời sống con người; cịn mơn loại
Nho giáo, Binh khí thì liên quan đến đạo thánh và vũ khí thì ít mục từ hơn.
Trong Tự Đức, các mơn loại có nhiều mục từ nhất là Nhân sự (2162 mục), Chính hóa (1587 mục), Kham dư (1379 mục), cho thấy bộ tự điển này
ưu tiên thu thập nhiều từ liên quan đến trời đất, con người và chính học hơn là những vấn đề “nhật dụng” như Nhật dụng. Cịn các mơn loại có ít mục từ hơn lại là những môn loại Cầm thú (770 mục), Trùng ngư (546 mục) - là những môn loại thu thập mục từ liên quan đến chim thú, cá tôm. Điều đó cho phép nói rằng, Tự Đức khơng chủ trương phổ biến tri thức nhật dụng và phi khoa cử mà chú trọng vào phổ biến lối học chữ Hán theo chính học của triều đình.
Trong Nam phương, bảng từ của nó, các mơn loại có nhiều mục từ nhất
là Thân thể (334 mục), Khí dụng (258 mục), Phục dụng (236), Nhân luân (231 mục), Nông tang (228 mục). Mơn loại có ít mục từ nhất là Ngư liệp (33 mục),
Trúc (24 mục), Giới (23 mục). Nhìn chung, bảng từ của bộ sách này có sự
phân tích cao hơn. Mơn loại được phân chia chi li, phân nhỏ. Có khi vài ba mơn loại cùng phản ánh một chủ đề hay một lĩnh vực, tạo nên tính phân tích về mơn loại. Thơng qua khái quát về bảng từ của nó, bước đầu có thể nhận thấy rằng, các lĩnh vực mà bộ sách đề cập đến chủ yếu là những lĩnh vực liên quan đến con người, công cụ lao động sản xuất, đồ dùng và những sự vật xung quanh cuộc sống con người phục vụ yêu cầu nhận thức, nắm bắt ý nghĩa của vốn từ qua danh vật, phục vụ cho cái học cách trí .
Trong Đại Nam, các mơn loại có nhiều mục từ nhất là Thân thể (331 mục), Khí dụng (296 mục), Ẩm thực (268); Cung thất (216 mục). Mơn loại có ít mục từ nhất là Hôn nhân (8 mục), Tàm tang (15 mục), Tang lễ (15 mục)…
Cũng giống như Nam phương, môn loại trong bảng từ của Đại Nam cũng
Trong đó có cấu mục từ được phân hóa theo số lượng và cả chất lượng. Sự chênh lệch số lượng mục từ giữa các môn loại khá lớn, có khi tỉ lệ giữa mơn loại nhiều mục từ và mơn loại ít mục từ lên đến hơn 20 lần, như môn loại Thân
thể (331 mục) so với môn loại Tang lễ (15 mục). Điều này thể hiện yêu cầu
nhận thức về thân thể là rất lớn. Có thể cho phép qua đó mà mượng tượng đến yêu cầu của cuộc sống trong sự nhận thức về con người, vệ sinh con người, bảo vệ sức khỏa cho con người. Các lĩnh vực mà bảng từ phản ánh chủ yếu là những lĩnh vực không liên quan đến cái học khoa cử mà gắn liền với cuộc sống xã hội. Điều đó thể hiện rõ sự định hướng chuyển đạt những tri thức phi khoa cử rõ rệt của Đại Nam.
Tổng hợp cấu trúc bảng từ của bốn bộ tự điển, từ điển này ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Danh mục tổng hợp cơ cấu môn loại bốn bộ tự điển, từ điển
STT Tên sách Môn loại Mục từ
1 Nhật dụng thường đàm 32 2.479
2 Tự Đức Thánh chế Tự
học giải nghĩa ca 7 9.030
3 Nam phương danh vật bị khảo 33 4.767
4 Đại Nam quốc ngữ 50 4.790