ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP NHẬT TRI THỨC
4.3.1. Cập nhật tri thức từ Việt Nam
Các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX khơng những có sự cập nhật tri thức từ các sách vở ngồi kinh điển Nho học mà cịn cập nhật các tri thức về Việt Nam.
Chẳng hạn, trong Nhật dụng, mơn loại “Thích giáo mơn đệ thất”, ngồi những thơng tin về Phật giáo như lịch sử của Phật, danh các vị Phật, ( ….), cịn có cả một đoạn về lịch sử Phật giáo Việt Nam như: Tứ Pháp, Từ Đạo Hạnh thiền sư, Không Lộ Bồ Tát, Trúc Lâm Tam tổ, Điều Ngự Giác hồng, Phổ Tuệ Tơn giả, Huyền Quang. Xin dẫn ra đây một số mục từ của môn loại này làm ví dụ:
AN NAM TỨ PHÁP là bốn Pháp Tượng nước Nam: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Sau mục từ chính và lời Nơm như thế là đến đoạn giải thích bằng Hán văn: “Tứ Đại Bồ Tát tại Bắc Ninh trấn, Cổ Châu tự, cổ
lai kì vũ hiển ứng. Hựu phụ Thạch Hoa Quang vương mẫu là Bà Đá, cổ tại Pháp Vân tượng phúc trung, diệc hiển linh ứng” - (Bốn Đại Bồ Tát ở chùa Cổ Châu,
trấn Bắc Ninh, xưa nay cầu mưa linh ứng. Lại thêm Thạch Hoa Quang vương mẫu là Bà Đá, xưa ở trong bụng tượng Pháp Vân, cũng rất linh ứng).
TỪ ĐẠO HẠNH THIỀN SƯ là ông Thánh Từ. Sau mục từ chính và lời Nơm như thế là đến đoạn giải thích bằng Hán văn: “Bản quốc Lí
thời nhân, chứng đạo tại Sơn Tây trấn, Phật Tích sơn, Thiên Phúc tự, tục hiệu Chùa Thầy. Hậu thân vi Lí Thần tơng, hựu hậu thân vi Lê Thần tơng” (Người
thời Lí nước ta, chứng đạo ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, tục gọi là Chùa Thầy. Hậu thân là Lí Thần Tơng, lại hậu thân là Lê Thần tông).
KHÔNG LỘ VƯƠNG BỒ TÁT là ông Không Lộ (Bản quốc Lí
thời nhân, chứng đạo tại Nam Định trấn, Thần Quang tự, năng trị Lí Thần
tơng hóa hổ chi bệnh. Quả hiển linh ứng” - (Người thời Lí nước ta, chứng đạo
ở chùa Thần Quang, trấn Nam Định, có thể trị được bệnh hóa hổ của Lí Thần Tơng, sau hiển linh ứng)”.
TRÚC LÂM TAM TỔ là ba Đức Tổ Trúc Lâm nước Nam.
ĐIỀU NGỰ GIÁC HỒNG là Đức Điều Ngự Giác Hồng “Trần triều Nhân Tông xuất gia, Yên Tử sơn chứng đạo, Ngọa Vân am, biệt
hiệu Trúc Lâm đại sĩ, vi Trúc Lâm đệ nhất tổ, nãi Như Lai hóa thân” -
(Trần Nhân Tông, xuất gia và chứng đạo tại am Ngọa Vân núi Yên Tử, biệt hiệu là Trúc Lâm đại sĩ, là tổ thứ nhất trường phái Trúc Lâm, là hóa thân của Như Lai).
PHỔ TUỆ TÔN GIẢ là Đức Phổ Tuệ Tôn giả “Nguyên hiệu
Pháp Loa, thụ giáo ư Điều Ngự Giác Hoàng, vi Trúc Lâm đệ nhị tổ, nãi Ca
Diếp hóa thân” - (Vốn hiệu là Pháp Loa, thụ giáo với Điều Ngự Giác Hoàng,
là tổ thứ hai trường phái Trúc Lâm, là hóa thân của Ca Diếp).
HUYỀN QUANG THIỀN SƯ là thầy trạng Huyền Quang. “Nguyên danh Lí Đạo Tái, dĩ trạng nguyên xuất gia, thụ giáo ư Phổ Tuệ Tôn
Giả” - (Vốn tên là Lí Đạo Tái, xuất gia khi là trạng nguyên, thụ giáo với Phổ
Tuệ Tơn Giả). ..
Các ví dụ trên đây chứng tỏ sự cập nhật kiến thức từ Việt Nam của Nhật
thức qua các mục từ trong mơn loại “Thích giáo” đó cho thấy nước ta là nước có truyền thống Phật giáo. Mặc dù thời kì thịnh hành Phật giáo thuộc về những thế kỉ buổi đầu kỉ nguyên độc lập, song trải qua gần 1000 năm đến cuối thế kỉ XIX, tên tuổi các nhà sư và các danh vị Phật nói chung vẫn được các bộ sách dành cho phần chú giải tường tận và chiếm dung lượng lớn trong mục từ. Đây có thể nói là những tư liệu q cho việc biên soạn những bộ từ điển điển Phật giáo cho thời hiện đại.
Tương tự với cách giải thích như thế, trong các môn loại Nho giáo của bộ sách này cũng có các mục từ:
SĨ VƯƠNG là vua Sĩ Vương “tính Sĩ danh Nhiếp, Tam Quốc thời
nhân, vi Giao Chỉ thái thú, dĩ thi, thư giáo dân, vi An Nam văn giáo chi tổ. Lí thời truy phong Xiển nghĩa hầu. Tòng tự đức thánh” - (Họ Sĩ tên Nhiếp làm
quan thái thú ở Giao Chỉ, lấy Thi, Thư để dạy dân, là ông tổ về văn giáo của nước An Nam. Thời Lí truy phong Xiển nghĩa hầu. Được thờ cùng đức thánh).
VĂN TRINH CƠNG là thầy Văn Trinh Cơng “tính Chu, danh Văn
An bản quốc Thanh Trì huyện nhân. Trần thời đăng tiến sĩ, vi Tư nghiệp, tác
thành đa sĩ, hoá cảm quỷ thần. Long Vương khiển tử nhập học, ngộ thiên đại
hạn, tiên sinh sử chi hành vũ cứu dân, Long tử cẩn đạo sư mệnh, mạo phạm
thiên điều hành vũ chi hậu, thiên tào án luật trảm quyết thân thủ, tự vân đoan lạc hạ tiên liệt xã địa diện, tiên sinh khấp nhi táng chi. Kì mộ kim tồn, Long tử vi đắc vi thần, đông vị truy tiên sinh Văn Trinh Cơng, tịng phối tự đức thánh miếu” - (Ông họ Chu, tên Văn An, người huyện Thanh Trì nước ta. Thời Trần
đỗ tiến sĩ, làm quan Tư nghiệp, đào tạo ra nhiều học trị giỏi, cảm hố cả quỉ thần, khiến Long Vương phải cho con vào học. Gặp lúc đại hạn, tiên sinh sai học trò (con Long Vương) cầu mưa cứu dân. Long tử vâng mệnh thầy, mạo phạm luật trời. Sau khi cầu mưa, Thiên tào án luật trảm quyết, thân thủ từ trên mây rơi khắp mặt đất, Tiên sinh khóc rồi án táng cho học trị. Mộ của Long tử nay vẫn còn, Long tử được làm Thần. Cuối cùng truy phong tiên sinh được phối tự ở miếu đức thánh).
Chỉ với ví dụ về 2 mục từ như trên về hai nhân vật nổi tiếng với vai trị gây dựng nền móng sự học Việt Nam là Sĩ Nhiếp và Văn Trinh Công Chu An, cũng có thể thấy truyền thống tơn sư trọng đạo của Nho học Việt Nam truyền thống vẫn được đề cao ngay trong hoàn cảnh suy vi của Nho giáo, Nho học phong kiến cuối thời Nguyễn Việt Nam.
Bên cạnh Nhật dụng, Nam phương là bộ sách đề cập đến nhiều hơn cả các tri thức liên quan đến Việt Nam, như đúng tên gọi của nó. Các mục từ thể hiện điều đó trong các mơn loại chúng tôi dẫn ra dưới đây là những minh chứng: Trong Hộ công môn: Mục từ TRÂN CHÂU được giải thích: Xuất ư
bạng, kim Thanh Hóa, Quảng Yên hải hữu chi – Ngọc trai sinh ra từ lồi trai,
nay có ở biển Thanh Hóa, Quảng Yên…
Trong Hoa môn: BẠCH MAI “Thụ diệp tự hạnh nhi hắc, hoa bạch
nhi hương Gia Định hữu chi” - (Lá cây giống như cây hạnh mà đen, hoa trắng
mà thơm, có ở Gia Định); HOÀNG MAI - Hoa vàng (diệc danh liệp mai
xuất Quảng Trị đạo - Hoa màu vàng có tên là mai liệp, xuất xứ Quảng Trị)…
Trong Quả mơn: Mục từ BA TIÊU thì lại chú thích bằng Hán văn, sau đó mới giải nghĩa bằng chữ Nôm như sau: “Vân Đài loại ngữ hữu, nụy tiêu,
cây tiêu, thanh tiêu, phật tiêu, diệp tiêu, điểu tiêu, mộc diệp tiêu, miêu tiêu, nhĩ tiêu, lang tiêu đẳng loại” - (Trong sách Vân Đài loại ngữ có cách loại tên nụy
tiêu, cây tiêu, thanh tiêu, phật tiêu, diệp tiêu, điểu tiêu, mộc diệp tiêu, miêu tiêu, nhĩ tiêu, lang tiêu) - Là quả chuối.
Các mục từ sau đây cũng có cách thích nghĩa tương tự: BỒNG CHÂU TỬ “Diệc viết mã cật quả, phong sắc, vị cam, sản Nam Kì” - (Gọi là quả mã cật, vị ngọt, sản vật Nam Kì). NAM TRÂN “Thụ cao loại quả bì
bạc nhục hành, vị cam, hương xuất Quảng Nam” - (Cây cao, là loại quả có vỏ,
vị ngọt, xuất xứ từ Quảng Nam) - Là quả luân mãng…
Trong Cầm thú môn: Mục từ đề cập đến loại chim, ốc có nguồn gốc từ các vùng miền Việt Nam được giải thích như sau:
Mục từ TRĨ được thích nghĩa: “Hữu tế trĩ, cán trĩ, hải trĩ, sơn trĩ, tị
châu trĩ, phỉ thúy trĩ đẳng loại, nhân võng đắc chi tức tử xuất Quảng Trị” -
(Có các loại tế trĩ, cán trĩ, hải trĩ, sơn trĩ, tị châu trĩ, phỉ thúy trĩ, người dùng lưới bắt được nó liền chết, có xuất xứ từ Quảng Trị).
Mục từ ĐẢO QUẢI ĐIỂU thì giải thích tường tận hơn: “Tiểu như
tước, thùy tắc dĩ túc quải mộc chi đỏa nhi thùy, xuất vu Quảng Nam” - (Nhỏ
giống chim sẻ, đậu thì lấy chân treo lên cành cây lộn ngược mà rủ xuống. Có xuất xứ ở Quảng Nam).
Mục từ MỄ LOA: “Xuất Quảng Trị” (từ Quảng Trị) - Là ốc gạo. THẠCH QUYẾT MINH: “Nhất viết phục ngư xuất Quảng Bình” - (Một tên là phục ngư, xuất xứ từ Quảng Bình) - Là ốc cửu khổng…
Trong Cư xứ mơn, có các mục từ về nơi ở. Trong đó, 3 mục từ sau như một sự cập nhật về địa giới:
TRỰC: nơi gần kinh sư, cũng gọi là trực lệ , nay lấy Trị Bình làm trực ở phía Bắc, lấy Nam Ngãi làm trực ở phía Nam.
KÌ: bên ngồi của trực, nay lấy Thanh Nghệ làm Bắc Kì, lấy Bình Phú làm Nam Kì.
Kì: Bắc thì lấy Ninh Bình làm Bắc Kì, Nam thì lấy Khánh Hịa làm Nam Kì…
Có thể thấy các tri thức được cung cấp qua các môn loại này đã bổ sung những hiểu biết về sản vật của các vùng miền, những tên đất, tên cây quả, hoa lá, tên các loài động vật phương Nam cho người học chữ Hán. Khơng chỉ thế, nó cịn thể hiện sự phong phú, đa dạng về địa danh, động thực vật… nước ta. Những ví dụ như kể trên đã chứng tỏ, tinh thần cập nhật tri thức Việt Nam là điều quán xuyến trong các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm Việt Nam được biên soạn trong thế kỉ XIX. Đó cũng là nét Việt Nam của loại hình loại thư Việt Nam nói chung.