ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP NHẬT TRI THỨC
4.2.1. Định hướng “nhật dụng hóa” tri thức Hán học trong “Nhật dụng
thường đàm”
4.2.1.1. Nhật dụng hóa tri thức qua bài tựa
Bài tựa sách Nhật dụng thường đàm viết: “Thu lai bão dạng đắc thỉnh di tật
thành Đông, phục chẩm hồi tư chư tử si ấu xu đình chi huấn, vị hoạch nhĩ đề. Mỗi
niệm cập thử, lí tràng như kết. Nhân cử nhật dụng thường đàm thụ chi mơn nhân,
phiên dịch huấn hỗ, tích cửu thành thiên, thu dĩ di chi. Hoặc năng thô tri sở vấn. Nhược phù văn kiến chi bác, khảo cứu chi tinh, dĩ chí ư cách trí thành chính, đại hiệu công phu, tắc kinh, truyện, tử, sử chỉ thượng, hữu dư sư hĩ, phi dư lực chi sở cập yên.... Mùa thu vừa rồi lại ốm đau, mới xin về nghỉ dưỡng tại thành Đông; nằm
ôm gối nghĩ đến các con dại chưa từng được nghe huấn dạy. Mỗi lần nghĩ đến điều đó lịng ta như thắt lại. Bởi thế mới đem những ngôn từ đàm luận thường ngày với người trong nhà, giao cho học trò phiên dịch huấn hỗ, dần dà thành
sách để lại cho con cháu. Chỉ mong rằng có thể ghi lại được những suy nghĩ thơ phác. Cịn như những kiến văn rộng lớn, những khảo cứu tinh túy hay những cơng phu lớn như cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm được ghi trong kinh, truyện, tử, sử đã đủ để làm thầy rồi, chẳng phải là điều sức ta có thể theo kịp”[89].
Bài tựa cho thấy, Nhật dụng được hình thành bởi những “ngơn từ đàm luận thường ngày” được ghi lại một cách dần dà. Đó là cách thức mà bộ sách ra đời. Hơn nữa, bộ sách từ đầu đã được định hướng rõ ràng là để “mong rằng có thể ghi lại được những suy nghĩ thô phác hay những tinh tuý khảo cứu được từ những điều tai nghe mắt thấy”. Đó là đặc trưng “nhật dụng” của nó.
4.2.1.2. Nhật dụng hóa tri thức Hán học qua cơ cấu bảng từ, môn loại, mục tự, mục từ
Với 32 môn loại và 2.479 mục từ, Nhật dụng là bộ sách có dung lượng nhỏ nhất trong bốn bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX. Tri thức mà bộ sách chuyển đạt cũng ngắn gọn và súc tích nhất như đúng với định hướng mà tác giả đặt ra khi biên soạn sách. Trong 32 môn loại, nhưng chỉ có các mơn loại
Nho giáo, Đạo giáo, Thích giáo, Âm nhạc, Binh khí là những mơn loại có mục
từ mang các tri thức khơng liên quan nhiều đến “những lời đàm luận hàng ngày”, song số mục từ trong đó lại rất ít (như Nho giáo chỉ có 6 mục). Cịn lại, các mục từ ở những môn loại khác đều truyền tải tri thức của mọi mặt đời sống hàng ngày của con người. Có thể nói, sự “nhật dụng hóa” tri thức Hán học thể hiện trong toàn bộ cơ cấu bảng từ - môn loại và mục tự ở Nhật dụng. Ngay cả ở những mơn loại có tính trừu tượng cao như là Đạo giáo, nhưng qua cách giải thích của người biên soạn, những tri thức ấy trở nên gần gũi và rất đời thường. Các mục từ sau đây trong Đạo giáo môn đã cho thấy điều đó:
Hình 4.1 Hình 4.2
(Hai trang văn bản chứa môn loại Đạo giáo của Nhật dụng)
Mục từ: NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ là đức Ngọc hoàng thượng đế chúa tể thiên thần; TAM THANH là ba đức Thiên tôn chủ việc Đạo giáo;
là đức Thiên Tôn Nguyên Thuỷ (ở cung Thượng Thanh), là vua Thiên hoàng; NGỌC THANH CUNG LINH BẢO THIÊN TƠN là đức Thiên Tơn Linh Bảo ở Ngọc Thanh cung;
THÁI THANH CUNG ĐẠO ĐỨC THIÊN TƠN là đức Thiên Tơn Đạo Đức (ở cung Thái Thanh, là tổ phù thuỷ, biệt hiệu là Thái Thượng Lão Quân)…; TAM TINH là ba ông sao Phúc, Lộc, Thọ; NAM CỰC LÃO NHÂN TINH là ông sao Quảng Thọ Lão Nhân (là vị tiên cao nhất chủ thiên hạ, Thọ mệnh là một trong ba ngôi sao); PHÚC TINH là ông sao Thiên Phúc chủ quản giáng phúc; LỘC TINH là ông sao Thiên Lộc chủ quản lộc mệnh; VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN là đức Văn Xương Đế Quân chủ quản sĩ nhân lộc mệnh;
THIÊN HẬU NGUYÊN QUÂN là bà Thiên Hậu (ở tỉnh Phúc Kiến); NGŨ PHƯƠNG NGŨ ĐẾ là năm
ơng thần Hồng Đế, Thanh Đế, Xích Đế, Bạch Đế, Hắc Đế, phân trị ngũ phương; TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG là bốn ông Thác Đáp Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Quy Sa Môn Thiên Vương; TỨ ĐẠI THIÊN SƯ là bốn ông Thiên Sư (họ Hứa, họ Trương, chầu đức Thượng đế); BÁT TIÊN là ông Chung Li Quyền, ông Lã Động Tân, ông Hàn Tương Tử, ơng Lam Thái Hồ, ơng Tào Quốc Cữu, ông Trương Quả Lão, bà Hà Tiên Cơ, ơng Lí Thiết Quải; THUẦN DƯƠNG CHÂN NHÂN là ông Lã Động Tân (ở hàng bát tiên, đi chu du khắp thế gian, cứu nhân độ thế, sau đó bay về trời)...
Các ví dụ dẫn chứng trên đây cho thấy, môn loại, mục từ trong Nhật dụng đã nhật dụng hóa tri thức Hán học mà nó chuyển đạt.