Qui mô cấu trúc bảng từ, tính phân tích và tổng hợp của bảng từ

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu các tự điển, từ điển hán nôm thế kỉ XIX (Trang 54 - 58)

CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

2.4.1. Qui mô cấu trúc bảng từ, tính phân tích và tổng hợp của bảng từ

Nếu xếp theo dung lượng môn loại trong từng bộ thì ta có trật tự sau về qui mơ của cấu trúc bảng từ:

1. Đại Nam quốc ngữ: có 50 mơn loại, 4.790 mục từ.

2. Nam phương danh vật bị khảo: có 33 mơn loại, 4.795 mục từ.

3. Nhật dụng thường đàm: có 32 môn loại, 2.479 mục từ.

4. Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca: có 7 mơn

loại, 9.030 mục từ.

Điều này cần phải được nhìn từ kết cấu cũng như mục đích soạn sách. Kết cấu của sách được tổ chức theo cấu trúc bảng từ, một thuộc tính mang tính chất tiêu biểu của tự thư, từ thư trong ngữ văn chữ Hán truyền thống. Mục đích của sách nhằm cho việc học chữ Hán, cập nhật và phổ biến kiến thức qua chữ Hán. Do vậy, xét về số lượng môn loại và mục từ từ góc nhìn của từ thư, từ điển, tự điển ta có thể rút ra nhận xét sau đây: Nhật dụng, Nam phương, Đại Nam là 3 bộ tự điển, từ điển cỡ nhỏ, có đơn vị số lượng tương ứng với vốn tự

tối thiểu và tối thuận trong văn tự học chữ Hán.

Còn Tự Đức lại là bộ tự điển tầm trung, có số lượng mục tự tương đương với Thuyết văn của Trung Hoa.

Xét về số lượng mơn loại và mục từ từ góc nhìn của sách dạy chữ Hán cho phép chúng ta nêu ra một số nhận xét sau đây về tính phân tích và tính tổng hợp của bảng từ. Do mơn loại là sự tập hợp vốn từ thể hiện một phạm trù kiến thứ nên mỗi mơn loại có thể được xem như một bài học. Ở đây đã hình thành tương quan tạo nên tính phân tích và tính tổng hợp của bảng từ. Càng nhiều mơn loại thì càng có nhiều bài học. Càng nhiều bài học thì mức độ phân môn càng chi tiết, càng cụ thể nên bảng từ mang đậm đặc trưng phân tích tính. Ngược lại, nếu ít mơn loại thì ít số lượng bài học, mức độ phân mơn càng

mang tính bao quát, bảng từ mang đậm đặc trưng tổng hợp tính. Điều này sẽ

dẫn đến tác dụng sư phạm của các bộ sách học chữ Hán của các bộ sách được xây dựng theo cấu trúc bảng từ này sẽ khác nhau.

Từ thực tế bảng kê cho ta nhận xét rằng, Đại Nam là bộ sách có nhiều bài học nhất (50). Nam phương và Nhật dụng có số bài tương đương nhau (lần lượt là 33 và 32). Ba bộ sách này có bảng từ mang đậm đặc trưng phân tích tính.

Tự Đức có ít mơn loại nhất (7 môn loại), tương đương với 7 bài học. Ngược lại số chữ trung bình trong mỗi bài lại cao nhất, gấp hơn 10 lần so với 3 bộ còn lại. Bảng từ ở đây mang đậm đặc trưng tổng hợp tính.

Đặc trưng phân tích tính hay tổng hợp tính của bảng từ sẽ góp phần xác định tính sư phạm của các bộ sách này nếu nhìn từ góc độ sách dạy chữ Hán.

Xét về số trung bình mơn loại và mục từ giữa 3 bộ Nhật dụng, Nam

phương, Đại Nam, có khoảng 38 môn loại ứng với 38 bài học để nhớ được

khoảng 4000 từ Hán sẽ dễ học hơn so với 10.000 từ mà chỉ có 7 bài học trong

Tự Đức. Cho nên Tự Đức khó có thể đáp ứng tiêu chí sư phạm cho việc bố trí

bài học.

Xét về chất lượng của bảng từ (nếu hiểu cách nói này theo góc nhìn về tính chất hay phạm vi kiến thức được biểu đạt trong từng mơn loại, mục từ theo định hướng và mục đích soạn sách) có thể nói, Nhật dụng là bộ sách dễ học, dễ nhớ hơn, mang tính “nhật dụng” hơn Nam phương và Đại Nam. Bởi vì, trong khi có số môn loại tương đương với Nam phương (33 môn loại), nhưng

Nhật dụng lại chỉ có số mục từ là 2.479 mục, bằng hơn một nửa số mục từ của

Nam phương Đại Nam. Điều này đã được cắt nghĩa chính bằng tính phổ

dụng của bộ sách này qua số lần in của nó. Hiện tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu trữ 11 văn bản Nhật dụng, trong đó có 10 bản in và 1 bản chép tay; Thư viện Quốc gia lưu trữ 7 văn bản in. Các bản in này được in nhiều lần vào các thời gian khác nhau, do nhiều nhà in tiến hành trong khoảng thời gian

từ năm Tự Đức thứ 4 (1851) với bản in đầu tiên của Đồng Văn Trai tàng bản đến năm Khải Định Nhâm Tuất (1922) với bản in cuối cùng của Phúc Văn Đường tàng bản. Như vậy Nhật dụng đã được in ấn, phổ biến trong suốt gần 100 năm, vắt qua hai thế kỉ XIX - XX, có thể thấy đây là bộ sách được dùng nhiều nhất vì tính “nhật dụng” trong vốn từ của nó.

Tự Đức có 7 mơn loại, mỗi môn loại lại tập hợp vốn tự với số lượng lớn

làm cho mơn loại có tính tổng hợp cao, ngược lại vốn từ mang tính phân tích cao. Điều đó được chứng minh trong thực tế, đây là bộ sách có nhiều chữ khó, mỗi một khái niệm, chủ đề lại có nhiều chữ biểu đạt, nên có thể nói đây là bộ sách khó dạy, khó học.

Bên cạnh đó, Đại Nam là bộ sách có mơn loại mang tính phân tích cao nhất. Đại Nam lại có 50 mơn loại, mỗi mơn loại là một phần nhỏ về một lĩnh vực kiến thức, có khi 2 hay 3, 4 mơn loại mới thuộc một phạm trù. Cụ thể là:

Các môn loại Tàm tang, Canh nông, Thực túc: thuộc phạm trù nông tang. Điều này phản ánh sự tăng tiến, chi tiết của nơng tang.

Các mơn loại Ẩm thực, Bính nhị: thuộc phạm trù ẩm thực. Điều này phản ánh sự tăng tiến chi tiết của đồ ăn của vốn từ và ở một mức độ nào đó đã phản ánh văn hóa ẩm thực.

Các mơn loại Nữ trang, Chức nhậm, Thái sắc, Y quan, Cẩm tú, Y phục: liên quan đến đồ dùng, trang phục (tương ứng với Phục dụng môn), phán ảnh

mức độ ăn mặc của xã hội.

Các môn loại Bách hoa, Bách quả, Sơ thái, Bách thảo, Bách mộc: là

những môn loại, lĩnh vực liên quan đến thực vật, chứng tỏ sự phong phú về sản vật của đất nước ta ở phương Nam nhiệt đới.

Các môn loại Vũ trùng, Mao trùng, Lân trùng, Giáp trùng, Trùng trãi:

liên quan đến động vật, chứng tỏ sự đa dạng về giống loại động vật của vùng nhiệt đới.

Tính phân tích của bảng từ của sách này được cắt nghĩa bởi mục đích cũng như kĩ thuật biên soạn mà chính Hải Châu Tử Nguyễn Văn San đã nêu trong bài Tựa của mình.

Như vậy, cấu trúc bảng từ của bốn bộ tự điển, từ điển trên cho thấy, ngoại

trừ Tự Đức, 3 bộ còn lại (Nhật dụng, Đại Nam, Nam phương) có dung lượng

nhỏ hoặc ở loại trung bình nhỏ. Có thể nói, bảng từ của chúng về cơ bản thuộc phạm trù bảng chữ hay bảng từ thường dùng. Điều này sẽ cắt nghĩa vai trò cũng như tầm cỡ qui mô và đối tượng hướng vào của chúng. Chúng hướng vào số đơng, có xu hướng nhật dụng và mở mang, phổ cập các kiến thức văn hóa và học vấn của thời đại thơng qua chữ Hán. Bảng từ của chúng lại được xếp theo môn loại mà mỗi môn loại như là một lĩnh vực hay chủ đề của kiến thức theo các yêu cầu của học vấn đương thời. Đó là cái học “tam tài” có tính chất nhật dụng, cái học “cách trí”, cái học “đa thức”, cái học “phi khoa cử” qua chữ Hán.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu các tự điển, từ điển hán nôm thế kỉ XIX (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)