Bảng từ của Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu các tự điển, từ điển hán nôm thế kỉ XIX (Trang 48 - 50)

CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

2.3.2. Bảng từ của Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca

Bộ sách này được phân chia làm 7 môn loại, mỗi môn loại lại chia thành thượng và hạ (riêng môn loại Cầm thú và Trùng ngư không chia thượng - hạ, mơn loại Nhân sự có 3 phần: thượng, trung và hạ. Cơ cấu vốn từ trong các môn loại của Tự Đức như bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Danh mục cơ cấu môn loại của Tự Đức

STT Môn loại Âm Hán Việt Nghĩa Mục từ

1 Kham dư loại Môn loại về trời, đất 1379

2 Nhân sự loại Môn loại về người 2162

3 Chính hố loại Mơn loại về giáo hóa 1587

4 Khí dụng loại Môn loại về đồ dùng 1474

5 Thảo mộc loại Môn loại về cây, cỏ 1114

6 Cầm thú loại Môn loại về cầm, thú 770

7 Trùng ngư loại Môn loại về trùng, ngư 546

8 Tổng cộng 9.032

Nhìn vào cơ cấu bảng từ qua mơn loại và mục từ trên cho thấy: Bộ sách có 7 mơn loại. Nếu xem mỗi môn loại là một bài học thì đây có thể xem như 7 bài học. Số bài học trong đó ít, số chữ trong mỗi bài học nhiều. Bài học ít mục từ nhất là Trùng ngư với 546 mục. Bài học có nhiều mục từ nhất là Nhân sự với 2162 mục, đa phần là trên 1000 mục. Bình quân mỗi bài học trong bộ sách là 1290 mục. Điều này cho thấy tính tổng hợp xét về môn loại cao dẫn đến sự phân tích tính trong lượng chữ từng mơn loại lớn. Do vậy khó có thể nhớ được hơn 1000 chữ Hán trong một bài học được, dẫn đến khó cho việc dùng Tự Đức

vào việc học chữ. Có lẽ để khắc phục tình hình này, người soạn đã xếp mục từ theo môn loại nhưng lại theo vần lục bát cho dễ đọc, dễ nhớ. Đó cũng là điểm khác biệt của bộ sách này so với sách cùng loại.

Xin dẫn ra đây các mục từ trong mơn loại Chính hố ( Chính hố loại (hạ)) được giải nghĩa theo cách diễn thơ lục bát, như một bài học về chính

trị, giáo hóa làm minh họa:

DỤC sinh, VĨ lạ, XUẨN dày

KHỔNG nhà họ Khổng, NI thầy Trọng Ni… .... HIỆU là dạy bảo người ta

NHAN thầy Nhan tử, TĂNG là họ Tăng PHẢ vả, THỨ thứ, NHƯ bằng

KHIÊN thầy Mẫn tử, KHUÊ rằng họ Khuê PHÀN là họ thầy Phàn Trì

NHIỄM là họ Nhiễm, CẤP thầy Tử Tư….

Cấu trúc bảng từ ở bộ tự điển này gồm 9.032 mục từ (có 2 mục lặp lại), được trình bày theo trật tự: chữ Hán cỡ to ghi ở trên, chữ Nôm nhỏ hơn ghi ở dưới, chữ Hán nhỏ nhất ghi dưới cùng để chú âm, thích nghĩa thêm cho chữ Hán ở trên. Đơn vị cho sự sắp xếp mỗi mục từ cơ bản là tự nhưng có khi mục từ gồm hai tự trở lên. Đây là bộ tự thư Hán Nơm có dung lượng lớn nhất. Các mục từ trong mơn loại Nhân sự (thượng) sau đây là một minh chứng:

CỦ mũi gãy, HIỆP răng hô.

LỊCH LỘC mắt rõ, NHIẾP NHU tai bùng.

Cấu trúc bảng từ ở đây cũng mang tính cấu trúc bao hàm. Bảng từ bao gồm các môn loại, các môn loại lại bao gồm các mục từ. Ví dụ trong mơn loại

Chính hóa (hạ), bao hàm trong đó các mục từ, như các mục từ sau:

DUỆ sáng, NGHỊ cứng, ỦY THA khoan hòa…

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu các tự điển, từ điển hán nôm thế kỉ XIX (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)