Thế kỉ XIX là thế kỉ có nhiều bộ sách dạy, sách học chữ Hán được biên

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu các tự điển, từ điển hán nôm thế kỉ XIX (Trang 143)

soạn theo mơn loại có chú quốc âm, có tính chất tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm.

1.1. Các bộ tự điển, từ điển được chọn nghiên cứu đều được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nơm, lần lượt có kí hiệu là: Nhật dụng

thường đàm, kí hiệu AB.511; Tự Đức Thánh chế Tự học

giải nghĩa ca, kí hiệu VHv.626; Nam phương danh vật bị khảo, kí

hiệu A.155; Đại Nam quốc ngữ có kí hiệu AB.106. Đây là những định bản có độ qui phạm về mặt văn bản học (có bộ được kiểm đính bởi Tu thư cục Quốc sử quán) và chúng đều được in nhiều lần (có bộ được in ấn và lưu hành liên tục suốt gần một thế kỉ).

1.2. Trong bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ XIX, Hán văn, văn ngôn chữ Hán là quốc văn; chữ Hán là chữ thánh hiền, chữ chở luân thường đạo lí; Khổng học là quốc học. Chữ Hán, Hán văn là kênh chủ yếu cho mọi sự chuyển tải và cập nhật tri thức từ cộng đồng hẹp như gia đình dịng tộc, họ mạc, xóm thơn đến tầm rộng cả quốc gia xã hội. Tăng số người biết chữ Hán như là một nhu cầu tự nhiên. Phổ cập kiến thức là yêu cầu cấp bách cho dù những kiến thức cần được phổ cập ấy đương nhiên bị giới hạn bởi nền học vấn đương thời, mang đặc trưng trung đại, nền học vấn được gọi là "cái học tam tài", "cái học cách trí". Đó là những yêu cầu xã hội cho sự ra đời của những bộ sách dạy chữ Hán được sắp xếp và tổ chức theo dạng tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm mà

Nhật dụng thường đàm; Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca; Nam phương danh vật bị khảo; Đại Nam quốc ngữ là những bộ tiêu biểu nhất.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu các tự điển, từ điển hán nôm thế kỉ XIX (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)