Bảng từ của Nhật dụng thường đàm

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu các tự điển, từ điển hán nôm thế kỉ XIX (Trang 45 - 48)

CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

2.3.1. Bảng từ của Nhật dụng thường đàm

Bộ sách được xếp theo 32 môn loại, gồm các môn loại như bảng sau: Bảng 2.1: Danh mục cơ cấu môn loại của Nhật dụng

Stt Môn loại Âm Hán Việt Nghĩa Mục từ

1 Thiên văn môn Môn loại về thiên văn 89 2 Địa lí mơn Mơn loại về địa lí 78

3 Luân tự môn Môn loại về trật tự luân lí 89

4 Thù ứng môn Môn loại về đối đáp 70

5 Nho giáo môn Môn loại về Nho giáo 6 6 Đạo giáo môn Môn loại về Đạo giáo 65 7 Thích giáo mơn Mơn loại về Phật giáo 27

8 Thân thể môn Môn loại về thân thể 336

9 Bảo ốc môn Môn loại về nhà cửa 78

10 Tác dụng môn Môn loại về tác dụng 142 11 Thực phẩm môn Môn loại về thực phẩm 23 12 Quả thực môn Môn loại về hoa quả 60 13 Hoả dụng môn Môn loại về công dụng

của lửa 63

14 Phục dụng môn Môn loại về đồ dùng

y phục 63

15 Nữ trang môn Môn loại về nữ trang 46

16 Chức nhậm môn Môn loại về tơ tằm 61 17 Chúng hương

môn

Môn loại về các loại

hương thơm 18

19 Thái sắc môn Môn loại về màu sắc 21 20 Khí dụng môn Môn loại về đồ dùng 182

21 Công dụng môn Môn loại về công dụng 58 22 Văn nghệ môn Môn loại về văn nghệ 45 23 Âm nhạc môn Môn loại về âm nhạc 35

24 Binh khí mơn Mơn loại về binh khí 17

25 Nhân phẩm môn Môn loại về nhân phẩm 108 26 Du hí mơn Mơn loại về du hí 26

27 Tục ngữ môn Môn loại về tục ngữ 46 28 Tật bệnh môn Môn loại về bệnh tật 24

29 Thảo mộc môn Môn loại về cây cỏ 79

30 Cầm thú môn Môn loại về cầm thú 64 31 Thuỷ tộc môn Môn loại về sinh vật nước 66 32 Trùng loại môn Môn loại về cơn trùng 29

TỔNG 2.479

Nhìn vào cơ cấu bảng từ qua môn loại, mục từ và các ví dụ trên cho thấy bảng từ, mơn loại, mục từ có liên hệ với nhau phục vụ cho u cầu học chữ. Nếu mỗi mơn loại có thể xem như một bài học thì sẽ có 32 bài học. Nếu xếp theo trật tự theo số lượng mục từ thì ta có trật tự là: Mơn loại Thân thể (336 mục từ), mơn loại Khí dụng (182 mục từ), môn loại Tác dụng (142 mục từ),

môn loại Nhân phẩm (108 mục từ), rồi đến các môn loại ít mục từ hơn như mơn loại Trân bảo (98 mục từ), Thiên văn (89 mục từ), Luân tự (89 mục từ)… Trật tự này kéo dài đến những mơn loại có ít mục từ nhất, là các mơn loại: Du

hí (26 mục từ), Tật bệnh (24 mục từ), Thái sắc (21 mục từ), Chúng hương (18

mục từ), Binh khí (17 mục từ), Nho giáo (6 mục từ). Số lượng mục từ thông thường của môn loại nằm trong khoảng 60 đến 80 mục từ, như các mơn loại:

Địa lí (78 mục từ), Bảo ốc (78 mục từ), Thù ứng (70 mục từ), Thủy tộc (66

mục từ), Đạo giáo (65 mục từ), Cầm thú (64 mục từ), Hỏa dụng (63 mục từ),

học ít mục từ nhất là Nho giáo với 6 mục. Bài học có nhiều mục từ nhất là

Thân thể với 336 mục. Mỗi bài học khoảng chừng 77 mục từ. Ở đây ta thấy

quan hệ giữa bảng từ - môn loại - mục từ về mặt số lượng như sau: Bảng từ có nhiều mơn loại thì khả năng phân chia cao hơn, do đó số chữ trong một mơn loại ít hơn. Lượng chữ cho một bài học cũng ít hơn. Điều này dẫn đến việc học một bài cũng dễ hơn. Tính phân tích về mơn loại sẽ giúp cho lượng chữ trong một bài học phải đảm nhận sẽ giảm đi. Như vậy có thể nói, với 32 bài học và bình quân số mục từ trong mỗi bài học là 77 mục, Nhật dụng có phạm vi bao quát tương đối rộng và dung lượng kiến thức cho mỗi một lĩnh vực là vừa phải. Điều đó làm cho Nhật dụng với tư cách là sách dạy chữ Hán, có thể dễ dàng đáp ứng được khả năng tiếp nhận kiến thức của người học chữ. Số lần được in của nó cũng lớn nhất so với các bộ sách khác phần nào đã nói lên điều đó. Như vậy, cấu trúc bảng từ bộ sách này gồm 32 môn loại; cấu trúc mục từ gồm 2.479 mục từ (bao gồm cả đơn âm tiết và đa âm tiết). Với dung lượng như vậy, có thể nói rằng, Nhật dụng của Phạm Đình Hổ (1768-1839), là bộ tự điển bách khoa song ngữ Hán - Nơm cỡ vừa, thuộc nhóm các tự điển sắp xếp theo môn loại. Cấu trúc bảng từ ở đây mang đặc trưng cấu trúc bao hàm, trong đó bảng từ bao gồm các môn loại, các môn loại lại bao gồm các mục từ. Ví dụ các mục từ trong môn loại Văn nghệ ( Văn nghệ môn) dưới đây đã thể hiện cấu trúc bao hàm đó:

NGŨ KINH là năm bộ kinh - Dịch kinh, Thư kinh, Thi kinh, Lễ, Xuân Thu; TỨ THƯ là bốn truyện - Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung; TẢ TRUYỆN là sách Tả truyện; CHƯ SỬ là sách chư sử chép việc nước người, có sách Thiếu Vi, sách Cương mục, sách Cương giám Chung Bá Kính, sách Cương giám Vi Liễu Phàm; QUỐC SỬ là sách quốc sử chép việc nước ta;

THI VẬN TẬP YẾU là Thi vận tập yếu; ĐỐI LIÊN là câu đối; TIỂU ĐOẠN là làm đoạn một; KINH NGHĨA là văn kinh nghĩa; TỨ LỤC là văn - chiếu - chế - biểu; THI PHÚ là thi phú; VĂN SÁCH là văn trường sách, trước làm cổ văn sau làm kim văn; …

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu các tự điển, từ điển hán nôm thế kỉ XIX (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)