Hoàn thiện chính sách giá

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Không Gian Việt (Trang 87 - 89)

d, Chính sách xúc tiến hỗn hợp

3.3.2.2 Hoàn thiện chính sách giá

Là một yếu tố cực kì quan trọng trong nền kinh tế thị trường, giá luôn nhạy cảm với cung cầu hàng hoá trên thị trường và cũng là yếu tố cạnh tranh cho từng doanh nghiệp.

Lựa chọn phương pháp định giá

Giá là một phần rất quan trọng, nó phản ánh chi phí sản xuất và quyết định doanh số và lợi nhuận của công ty. Giá phụ thuộc nhiều vào mục tiêu của công ty, mục tiêu marketing, chi phí sản xuất…. Không Gian Việt hiện nay định giá chủ yếu dựa vào chi phí sản xuất, giá của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược giá của người theo sau, định giá dựa theo giá của đối thủ cạnh tranh vì thế có phần thụ động. Trong thời gian công ty phải lựa chọn chính sách giá chủ động hơn để có thể tăng thêm lợi nhuận và sức cạnh tranh. Khi theo đuổi đa dạng hóa sản phẩm, sẽ tạo ra một số sản phẩm công nghệ cao thì công ty nên đưa ra mức giá cao vì sản phẩm có nhiều sự khác biệt mà đối thủ cạnh tranh không có. Còn đối với những sản phẩm truyền thống tồn tại nhiều trên thị trường thì công ty vẫn có thể lựa chọn chính sách giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh mà vẫn có thị trường. Với chính sách giá khác nhau giữa sản phẩm truyền thống và sản phẩm công nghệ cao sẽ giúp công ty bù đắp cho nhau đem lại lợi nhuận cho công ty.

Đối với những sản phẩm truyền thống mà các doanh nghiệp khác cũng có muốn có được mức giá thấp hơn doanh nghiệp không thể định giá thấp hơn mức chi phí sản xuất vì vậy muốn có mức giá thấp thì công ty chỉ có thể tìm kiếm khai thác các nguồn nguyên liệu rẻ, các nhà cung cấp tin cậy. Mặt khác cần phải cải tiến phương pháp quản lý, động viên khuyến khích công nhân làm việc nâng cao năng suất lao động, và các chi phí khác… Chi phí thấp sẽ là một lợi thế cạnh tranh cho

doanh nghiệp.

Định giá cho sản phẩm mới

Không Gian Việt có thể định giá hớt váng thị trường cho các sản phẩm Sofa và bộ bàn ăn cao cấp mới được tung ra thị trường; kiểu dáng mẫu mã sang trọng được thiết kế dựa trên các sản phẩm cao cấp nước ngoài, sản phẩm độc đáo và hướng đến đối tượng khách hàng cao cấp ít nhạy cảm về giá và các đối thủ cạnh tranh hiện tại vẫn chưa cập nhật kịp thời. Doanh nghiệp đặt mức giá cao cho sản phẩm nhằm tạo lợi nhuận lớn để trang trải các chi phí phát triển và sản xuất sản phẩm mới càng nhanh càng tốt; giá cao sẽ tạo nên hình ảnh chất lượng cao và khẳng định đẳng cấp sang trọng của sản phẩm.

Đối với các sản phẩm phổ thông, bình dân khi mới tung vào thị trường doanh nghiệp nên áp dụng kiểu định giá thâm nhập. Quy mô thị trường hiện có của sản phẩm là khá lớn và nó có ít tính khác biệt, giá thành sản xuất có thể giảm theo quy mô đồng thời sản phẩm chưa có danh tiếng dồng thời tầng lớp khách hàng trung lưu này rất nhạy cảm về giá trong khi các đối thủ cạnh tranh rất nhiều. Với chiến lược giá này Không Gian Việt có thể thu hút một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn và đồng thời giá thấp sẽ kìm hãm sự cạnh tranh của các đối thủ.

Chủ động tạo ra và phản ứng với những thay đổi về giá

Không Gian Việt có thể chủ động giảm giá khi doanh nghiệp dư thừa năng lực sản xuất, hàng tồn kho nhiều, phân xưởng chỉ hoạt động với một phần của công suất thiết kế hoặc giảm giá khi muốn thống lĩnh thị trường một mặt hàng nào đó nhờ giá thấp.

Doanh nghiệp có thể chủ động tăng giá khi chi phí đầu vào tăng lên hoặc nhận thấy nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của mình tăng lên. Không Gian Việt có thể tăng giá bằng một số cách như: báo giá theo công đoạn; đưa thêm điều khoản tăng giá vào hợp đồng; tách gói sản phẩm và chỉ đặt giá cho sản phẩm cốt lõi; giảm bớt chiết khấu. Tuy nhiên, việc chủ động tăng giá của doanh nghiệp có thể gặp phải những phản ứng tiêu cực của người tiêu dùng và nhà trung gian. Do vậy công tác truyền thông cần phải được thực hiện tốt nhằm tránh hình ảnh xấu này, cũng như lực lượng bán hàng cần tư vấn cho người mua những cách thức mua và sử dụng sản phẩm một cách kinh tế.

đổi từ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là khi đối thủ hạ giá. Khi doanh nghiệp thấy có nguy cơ mất đáng kể thị phần và lợi nhuận do đối thủ cạnh tranh định giá thấp, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những cách phản ứng: giảm giá trực tiếp theo đối thủ song vẫn cần duy trì mức chất lượng và dịch vụ ban đầu; giảm giá gián tiếp thông qua chiết khấu hoặc những điều kiện bán hàng ưu đãi hơn; hoặc giữ giá và điều chỉnh các công cụ khác trong marketing – mix.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Không Gian Việt (Trang 87 - 89)