Chính sách giá

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Không Gian Việt (Trang 67 - 71)

Giá là một trong những yếu tố rất quan trọng trong marketing-mix và người ta thấy rằng không có biến số nào lại thay đổi nhanh và linh hoạt như giá. Do đó, công ty cần dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến giá để đưa ra chính sách phù hợp. Mục tiêu marketing hiện nay của doanh nghiệp là mở rộng và giữ vững thị trường nên Không Gian Việt áp dụng chính sách định giá thấp.

Ở công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Không Gian Việt thì việc định giá do bộ phận kinh doanh thực hiện dưới định hướng chiến lược phát triển của Tổng giám đốc. Doanh nghiệp định giá theo hai phương pháp:

 Xác định chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp: hay “chi phí bình quân cộng lãi”, tức là trong giá bán của công ty bao gồm: giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển (đối với hàng nhập), chi phí

lãi vay (nếu công ty vay ngân hàng để sản xuất hay thu mua nguyên vật liệu thì phải tính vào chi phí này)…. cộng với một tỷ lệ lãi dự tính.

Không Gian Việt thường áp dụng phương pháp định giá này với các sản phẩm sofa và bộ bàn ăn mới được đưa ra thị trường, sản phẩm mang tính mới lạ, độc đáo và các đối thủ cạnh tranh chưa gay gắt. Ví dụ trong thời gian gần đây Không Gian Việt mới tung ra sản phẩm Bộ sofa cổ điển Malvina được thiết kế dựa trên phong cách hoàng gia châu Âu của một số hãng nội thất lớn trên thế giới, với kiểu dáng vô cùng sang trọng và quý phái sản phẩm đã dành được sự ưa chuộng của tầng lớp người tiêu dùng cao cấp. Doanh nghiệp hoàn toàn định giá dựa trên chi chí sản xuất sản phẩm cộng với phần trăm lợi nhuận mục tiêu khá hấp dẫn.

 Định giá dựa trên cạnh tranh: trong lĩnh vực nội thất giá sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình cạnh tranh của các đối thủ hiện tại. Người làm công tác định giá đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định.

Hiện nay các sản phẩm mang tính chất phổ thông của doanh nghiệp thường được định giá theo phương pháp này. Do tính chất phổ biến đại trà của sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã phổ biến và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đều đang cung cấp những sản phẩm tương tự như vậy nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khá gay gắt, giá bán sản phẩm luôn phải được điều chỉnh kịp thời theo tình hình cạnh tranh. Các sản phẩm thường được định giá theo cạnh tranh ở Không Gian Việt ví dụ như Bộ bàn ăn tròn, Bộ bàn ăn vuông 6 ghế, các sản phẩm sofa và bộ bàn ăn được làm từ chất liệu veneer…

Bảng 2.5: Bảng giá tham khảo một số sản phẩm sofa và bộ bàn ăn:

Sản phẩm Gỗ tần bì (Ash)

Gỗ sồi

(Oak) Gỗ xoan đào Gỗ căm xe Gỗ veneer

Bộ sofa góc (ST01) 15.000.000 17.500.000 17.500.000 21.200.000 11.900.000 Bộ sofa góc (ST02) 20.000.000 22.000.000 22.000.000 25.000.000 15.500.000 Bộ sofa cổ điển Malvina 31.000.000 34.500.000 34.500.000 39.900.000 42.200.000 Bộ sofa cổ điển Etoile 36.000.000 39.900.000 39.900.000 44.000.000 49.100.000 Bộ bàn ăn tròn (BA01) 5.500.000 7.600.000 7.600.000 8.900.000 4.900.000 Bộ bàn ăn vuông 6 ghế (BA06) 6.200.000 7.900.000 7.900.000 9.200.000 5.500.000 Bộ bàn ăn cỡ lớn (BA09) 9.300.000 12.000.000 12.100.000 16.400.000 7.100.000 Nguồn : Tác giả tự tổng hợp

Không Gian Việt đã xác định rõ mục tiêu trong quá trình định giá sản phẩm đó là:  Đảm bảo sống sót:

Đối với một số sản phẩm mới, công ty vẫn chưa thực sự đo lường được nhu cầu của khách hàng và để đảm bảo quay vòng vốn và quảng bá sản phẩm mới tới khách hàng doanh nghiệp buộc phải định giá thấp hơn một chút so với các sản phẩm khác. Sống sót quan trọng hơn lợi nhuận, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược nhượng bộ về giá để có thể duy trì tồn tại.Trong thời kỳ 2012 khi nền kinh tế chững lại, mức tiêu dùng mua sắm của người dân giảm mạnh, đây là thời kỳ khó khăn đối với các doanh nghiệp nội thất nói chung cũng như Không Gian Việt nói riêng. Doanh nghiệp đã áp dụng những mức giá thấp, tăng cường khuyến mại, chiết khấu đối với các dòng Sofa và Bộ bàn ăn phổ thông, có mức giá trung bình nhằm duy trì thị trường mục tiêu và đảm bảo sống sót.

Tăng tối đa hóa lợi nhuận:

Doanh nghiệp đã tiến hành đánh giá nhu cầu và các chi phí cho các mức giá khác nhau và lựa chọn mức giá đảm bảo lợi nhuận trước mắt với tiền mặt tối ưu và bù đắp các phí tổn.

Khi bắt đầu áp dụng một mức giá nào đó cho sản phẩm công ty luôn tìm cách thu thập những thông tin nhanh nhất về sản phẩm đó để bộ phận kinh doanh kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thị trường. Đối với những sản phẩm mà sau khi điều chỉnh mà vẫn không có khả năng cạnh tranh do giá cao thì công ty sẽ tạm ngừng sản xuất để điều chỉnh từ khâu ban đầu như đánh giá nhu cầu thị trường với sản phẩm, mua nguyên vật liệu đầu vào…

Nhìn chung mức giá hiện nay doanh nghiệp áp dụng tương đương mức giá của các đối thủ cạnh tranh và vẫn được thị trường chấp nhận, song để có thể cạnh tranh tốt hơn thì doanh nghiệp vẫn cần phải có một chính sách giá hoàn chỉnh hơn. Chính sách giá cần kết hợp được với mục tiêu của công ty vừa bù đắp được chi phí nhưng lại vừa phải kết hợp nhịp nhàng với các yếu tố khác trong toàn bộ chính sách Marketing-mix. Điều này đòi hỏi bộ phận kinh doanh phải rất năng động trong công tác thu thập thông tin thị trường hàng ngày.

 Chính sách giá cho dòng sản phẩm Sofa và bộ bàn ăn.

Dòng sản phẩm Sofa và bộ bàn ăn là những sản phẩm chủ đạo chính trong dòng sản phẩm nội thất gia đình của Không Gian Việt. Trong các căn hộ hiện nay thì bất cứ gia đình nào cũng không thể thiếu được bộ Sofa và bàn ăn cho dù gia đình có điều kiện kinh tế cao hay chỉ có mức thu nhập trung bình. Nắm rõ tâm lý này của khách hàng nên Không Gian Việt đã tập trung sản xuất cung ứng các sản phẩm Sofa và bộ bàn ăn với những mẫu mã và chất liệu đa dạng đồng thời có chiến lược giá linh hoạt cho từng sản phẩm.

Đối với dòng sản phẩm phổ thông ( Bộ sofa với giá <15 triệu và bộ bàn ăn <10 triệu) doanh nghiệp luôn theo dõi và điều chỉnh chính sách giá kịp thời để đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Những sản phẩm phổ thông này có mức tiêu thụ khá ổn định và đồng thời các sản phẩm tương tự, sản phẩm thay thế có rất nhiều trên thị trường. Trong giai đoạn 2012 khi nền kinh tế chững lại, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đắt tiền giảm xuống, Không Gian Việt đã nắm bắt được cơ hội này tung ra các chính sách chiết khấu tiền mặt từ 3-5% cho khách hàng mua sản

phẩm vào thời gian ít nhu cầu trong năm (tháng 3-tháng 8) và ngoài ra còn có các chính sách tặng quà đi kèm, miễn phí đánh dầu cho sản phẩm. Với chiến lược đặt giá thấp doanh nghiệp đã thu hút được một lượng lớn khách hàng, doanh nghiệp lấy số lượng bán lớn bù lại mức giá thấp, đảm bảo mức doanh thu luôn ổn định trong năm.

Với dòng sản phẩm trung cấp (Bộ sofa <35 triệu và bộ bàn ăn <20 triệu) doanh nghiệp luôn áp dụng chính sách định giá cạnh tranh. Chính sách giá cho dòng sản phẩm này của doanh nghiệp thường khá bị động, doanh nghiệp đặt mức giá cân bằng với các đối thủ chính.

Với dòng sản phẩm cao cấp (các dòng sofa có giá trên 35 triệu đồng) doanh nghiệp đặt chính sách giá cao. Các sản phầm được làm từ chất liệu gỗ cao cấp, kiểu dáng sang trọng và được thiết kế dựa trên các mẫu mã cao cấp của nước ngoài. Đối tượng khách hàng chính là tầng lớp có thu nhập cao,ít chịu ảnh hưởng bởi giá. Doanh nghiệp đã đánh vào tâm lý ưa chuộng sự cao cấp, muốn được thể hiện mình của khách hàng nên đưa ra chính sách giá cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Không Gian Việt (Trang 67 - 71)