NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ VAI TRÒ CỦA

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

II. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VHDN CHO CÁC NHTM VIỆT NAM

1. GIẢI PHÁP TẦM VĨ MÔ

1.3 NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ VAI TRÒ CỦA

quan trọng của VHDN

Nhận thức bao giờ cũng là khởi điểm cho mọi hành động. Hiện nay, chúng ta vẫn thiếu những định hƣớng xã hội nhằm tạo dựng VHDN, văn hoá tiêu dùng, tạo nên bầu không khí và áp lực dƣ luận xã hội đối với vấn đề này. Sự chú ý của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ ở nƣớc ta cho đến nay hầu nhƣ vắng bóng trên lĩnh vực này. Chính vì thế việc nâng cao nhận thức cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN. Mà chủ thể của VHDN là doanh nhân, và sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan về vai trò của đội ngũ doanh nhân của xã hội cũng có tác động tích cực đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và VHDN Việt Nam.

Thái độ trân trọng và tôn vinh anh hùng và biểu dƣơng truyền thống anh hùng đã tạo cho nhân dân ta niềm vinh dự chính đáng nhƣng trong xã hội ta dƣờng nhƣ chƣa có tập quán tôn vinh những nhà doanh nghiệp thực thụ. Thái độ trân trọng và tôn vinh những nhà doanh nghiệp làm ăn giỏi sẽ tạo ra trong nhân dân ta một niềm vinh dự, tự hào chính đáng. Đó là đặc điểm văn hoá, là sức mạnh tinh thần luôn thôi thúc khát vọng làm giàu mà chúng ta đang rất cần hiện nay. Một môi trƣờng văn hoá, xã hội không thuận lợi sẽ hạn chế rất lớn quá trình hình thành những giá trị văn hoá mới rất cần thiết cho

Đặng Thị Loan 82 Nhật 3 - K41F - KTNT thời kỳ mới.

Cần đổi mới những quan điểm về kinh doanh, về đảng viên có đƣợc làm kinh tế tƣ nhân cũng nhƣ những nhận thức mới về các nhà DN trong điều kiện hiện nay. Đây là vấn đề khá nhạy cảm nhƣng lại rất cần cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và tạo nền tảng cho việc xây dựng và phát triển của VHDN. Cần phải thấy rằng doanh nhân là chủ thể quan trọng, là tế bào của nền kinh tế, mà ở đó, tạo ra của cải cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tạo ra giá trị gia tăng, nộp thuế cho Nhà nƣớc, là ngƣời thực hiện đầu tƣ làm tăng trƣởng kinh tế. Nếu không có doanh nghiệp thì cũng không có nền kinh tế hàng hoá. Nếu có nhƣng yếu hay thiếu thì cũng không thể hy vọng về một nền kinh tế phát triển bền vững. Mọi chủ trƣơng, đƣờng lối, biện pháp kinh tế dù có thần kỳ đến đâu cũng sẽ trở thành lý thuyết, nếu nó không trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến doanh nghiệp, đến môi trƣờng pháp lý cho doanh nhân làm ăn. “Do những tố chất của mình, doanh nghiệp tạo nên cơ nghiệp cho mình và làm giàu cho xã hội. Do vậy, xã hội muốn giàu có thì phải hỗ trợ cho họ. Doanh nghiệp cần một môi trƣờng thuận lợi nhƣ em bé cần sữa mẹ, các cầu thủ cần sân cỏ, hoa hƣớng dƣơng cần ánh mặt trời… Một môi trƣờng kinh doanh sống động, thông thoáng làm động lực thúc đẩy doanh nhân thƣờng phải hội đủ điều kiện. Trong đó, Chính phủ có vai trò đặc biệt với những chính sách nhất quán, đồng bộ, thực tiễn, thông thoáng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nhân hoạt động”.

Khi nói đến môi trƣờng xã hội có tác động tới doanh nhân để hình thành nền VHDN, không thể không nhắc đến văn hoá nói chung. Xƣa kia, ngƣời ta xếp các giai tầng xã hội và đã rất coi trọng học vấn thể hiện qua trật tự: “sĩ, nông, công, thƣơng”. Ngành kinh doanh đƣợc đặt ở cuối cùng, dƣờng nhƣ ngƣời ta còn xem nhẹ đội ngũ doanh nhân. Hiện nay, vai trò doanh nhân

Đặng Thị Loan 83 Nhật 3 - K41F - KTNT đã đƣợc nhận thức và khuyến khích rõ rệt nhƣng vẫn nhiều ngƣời còn cho rằng ngƣời làm kinh doanh là ngƣời “tính toán”, chỉ biết cái lợi của riêng mình. Thái độ này là không tích cực và không tạo điều kiện cho sự hình thành VHDN. Cần hƣớng cho xã hội một cách nhìn nhận mới về hoạt động của các nhà DN không phải chỉ đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận, mà còn thấy ở đây sự phát huy truyền thống yêu nƣớc, tính cộng đồng một cách sáng tạo. Họ là những con ngƣời biết tự làm giàu cho bản thân và cho đất nƣớc, họ là những ngƣời không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu, càng không chấp nhận tụt hậu trƣớc những tiến bộ nhanh chóng của khu vực và thế giới – đó mới chính là những ngƣời yêu nƣớc. Chính vì thế mà họ cần đƣợc mọi cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội tạo điều kiện. Đồng thời, chúng ta cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nƣớc và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành từ trung ƣơng đến cơ sở, tạo dƣ luận xã hội tôn vinh sự làm giàu chính đáng bằng tài năng, kiên quyết chống lại sự làm giàu bất chính.

Sự tôn vinh của xã hội đối với đội ngũ doanh nghiệp làm cho các doanh nghiệp cảm thấy thực sự tự tin vì biết mình đang đƣợc mọi ngƣời ủng hộ. Hơn thế nữa, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong kết hợp lợi ích của cá nhân với lợi ích ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội – đó là khởi nguồn của VHDN.

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)