XÁC ĐỊNH PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐÚNG ĐẮN

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 81)

II. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VHDN CHO CÁC NHTM VIỆT NAM

1. GIẢI PHÁP TẦM VĨ MÔ

1.1 XÁC ĐỊNH PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐÚNG ĐẮN

Phƣơng hƣớng phát triển đã đề cập ở trên là phƣơng hƣớng chung, phƣơng hƣớng theo quy luật phát triển, là phƣơng hƣớng “theo lý luận”. Để có thể biến nó thành hiện thực thì chúng ta phải xem xét đến điều kiện thực tế của Việt Nam để có những bƣớc đi cụ thể, hiệu quả, tránh vội vàng, hình thức.

Hội nhập đúng là cơ hội cho các DN Việt Nam dễ dàng hoà nhập với thƣơng mại thế giới; tạo điều kiện cho họ học tập văn hoá quản lý của các doanh nghiệp nƣớc ngoài; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam; ngƣời tiêu dùng Việt Nam đƣợc nâng cao văn hóa tiêu dùng, tiếp cận đƣợc với VHDN mới sẽ đƣa họ vào đúng vị trí của mình. Nhƣng tấm huy chƣơng nào cũng có hai mặt của nó. So sánh trình độ phát triển VHDN Việt Nam với VHDN thế giới. VHDN thế giới hiện nay đã bƣớc vào giai đoạn ba, còn VHDN Việt Nam mới đang ở giai đoạn hai, Việt Nam đến bây giờ vẫn chƣa xây dựng đƣợc nền tảng nhận thức về VHDN nên có khả năng sẽ lúng túng khi hội nhập nền kinh tế thế giới bởi lúc này nhiệm vụ kết hợp hài hoà giữa các “cái lợi” không chỉ bó

Đặng Thị Loan 74 Nhật 3 - K41F - KTNT hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn cả các nƣớc khác nữa. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng (cả pháp lý lẫn vật chất) chƣa đủ mạnh để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thế giới, Việt Nam khó có thể trụ vững trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng quốc tế. Chính vì thế, các DN Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị về kiến thức chuyên môn cũng nhƣ văn hóa chung để có thể chủ động hội nhập.

Nƣớc ta phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN, kinh tế Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Trong quá trình xây dựng, phát triển VHDN, chúng ta cũng cần giữ vững định hƣớng trên. Vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, vừa tiếp thu đƣợc những tiến bộ của VHDN thế giới trong khi DN Nhà nƣớc giữ vai trò là định hƣớng cho nền kinh tế đất nƣớc.

Một vấn đề khác nữa mà trong phƣơng hƣớng phát triển chúng ta cần lƣu ý đó là toàn cầu hoá đúng là có mang lại cơ hội nhƣng “các nƣớc phát triển có những lợi thế rõ rệt còn các nƣớc đang phát triển có những bất lợi rõ rệt” [9]. Các nƣớc phát triển lớn tiếng kêu gọi tự do mậu dịch nhằm bành trƣớng thị trƣờng nhƣng mặt khác họ lại tìm đủ cách để bảo hộ thị trƣờng trong nƣớc. Vụ kiện về cá basa Việt Nam đƣợc phát động tại Hoa Kỳ gần đây là một trong nhiều chứng minh. Nói là VHDN trên thế giới đã biết kết hợp lợi ích chủ thể với lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng nhƣng có lẽ “cộng đồng” ở đây mới chỉ dừng lại ở phạm vi một quốc gia, hay một khu vực chứ chƣa phải là toàn thế giới. Chính vì thế trong cạnh tranh, sự không bình đẳng là không ít. Hơn nữa, các DN Việt Nam hầu hết là vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính không thể so sánh với nhiều tập đoàn quốc tế. Cho nên, chúng ta vẫn phải thận trọng để tránh thua thiệt ngay cả khi chúng ta muốn cạnh tranh bằng VHDN.

1.2 Tăng cƣờng và nâng cao sự quản lý của Nhà Nƣớc -Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật của Nhà nƣớc

Đặng Thị Loan 75 Nhật 3 - K41F - KTNT chú ý đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng của kinh doanh. Sự thiếu vắng hoặc mờ nhạt của khía cạnh văn hoá trong các chính sách, cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành có nguyên nhân cơ bản từ sự thiếu hụt rõ ràng trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách” [6,Tr.94]

Khung khổ pháp luật là một công cụ quan trọng có tác động đến nền kinh tế nói chung, cũng nhƣ việc xây dựng văn hoá Việt Nam. Nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Những hạn chế về VHDN ở nƣớc ta hiện nay cũng một phần là do khung khổ pháp luật của chúng ta chƣa đủ mạnh. Việc các DN đƣợc thành lập ồ ạt cũng là dấu hiệu đáng mừng song đồng thời với nó là tình trạng các DN “ma”, lừa đảo, làm ăn phi pháp không phải là ít. Có tình trạng đó là do chính sách của chúng ta có nhiều khe hở, không kiểm soát đƣợc việc thành lập DN, hoạt động của các DN. Quốc hội đã ban hành nhiều bộ luật, nhƣng các bộ luật có đi vào cuộc sống hay không còn là vấn đề. Luật thuế GTGT sau khi đƣợc ban hành có thêm 200 văn bản dƣới luật để hƣớng dẫn, điều chỉnh...Trong hệ thống luật và văn bản dƣới luật, nhƣ các báo từng phản ánh, không ít trƣờng hợp mâu thuẫn nhau, hoặc có thể hiểu khác nhau, gây khó khăn cho ngƣời thực hiện chức trách của mình và gây thiệt hại cho ngƣời kinh doanh. Không những thế, còn tạo những khe hở để những DN lừa đảo lợi dụng rút tiền từ ngân quỹ nhà nƣớc, nhƣ việc giả mạo giấy tờ để hoàn thuế GTGT. Không những thế các chính sách còn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các DN tƣ nhân và DN Nhà nƣớc. Để hạn chế tình trạng đó, những nội dung cần phải giải quyết đó là:

+ Thể chế kinh tế phải tiếp tục cụ thể hoá những quan điểm, đƣờng lối của Đảng thành luật, chính sách của Nhà nƣớc. Hình thành đồng bộ các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và cơ sở kinh doanh gia nhập thị trƣờng và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận các yếu tố sản

Đặng Thị Loan 76 Nhật 3 - K41F - KTNT xuất: vốn, lao động, đất đai, công nghệ, quản lý...thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu và các quyền hợp pháp khác đối với tất cả các công dân.

+ Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chính sách nhƣ: chính sách đầu tƣ, chính sách thuế, chính sách tài chính và tín dụng, chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thƣơng mại, chính sách phát triển DN, chính sách lao động tiền lƣơng, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.

+ Các văn bản cụ thể hoá thể chế kinh tế cần phải đƣợc đội ngũ những nhà DN và quần chúng nhân dân tham gia đóng góp ý kiến tuỳ theo nội dung và yêu cầu. Đó là một cách thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của họ phù hợp với yêu cầu phát triển đất nƣớc.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và cơ sở sản xuất kinh doanh gia nhập thị trƣờng nhƣ tiếp tục rà soát để bãi bỏ các giấy phép, đảm bảo tự do kinh doanh theo pháp luật, không hề gây trở ngại cho việc bỏ vốn đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh của ngƣời dân.

+ Tiếp tục thi hành luật DN, đồng thờì với đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ thể chế kinh tế, hình thành đồng bộ thể thế kinh tế thị trƣờng.

+ Trong nền kinh tế thị trƣờng, cần có một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, DN Nhà nƣớc thƣờng đƣợc ƣu đãi hơn về vốn, tín dụng, đất đai... Những ngành, DN quan trọng trong nền kinh tế nhƣ điện lực, bƣu chính viễn thông...mang tính độc quyền cao, liên tục tăng giá làm ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp khác và ngƣời tiêu dùng. Có thể nói độc quyền sinh ra trì trệ và độc quyền tuyệt đối sinh ra trì trệ tuyệt đối. Để khuyến khích các DN trong việc xây dựng VHDN cho riêng mình, trong việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động, cần có sự quy định rõ ràng về

Đặng Thị Loan 77 Nhật 3 - K41F - KTNT chống cạnh tranh cũng nhƣ chống độc quyền.

- Cải cách thủ tục hành chính

Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN, giảm chi phí thời gian, tiền bạc, sức lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích việc xây dựng và phát triển VHDN. Đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nên cần có nhận thức đúng đắn để đẩy nhanh quá trình này.

Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện việc thi hành Luật DN, đƣa Luật DN vào cuộc sống hơn nữa để thực sự tạo ra bƣớc chuyển biến mới trong đời sống kinh tế nƣớc ta.

Loại bỏ các rào cản đang gây phiền hà và làm tăng chi phí đầu tƣ, kinh doanh nhất là trong các khâu thủ tục đầu tƣ, xét thầu, đấu thầu, xuất nhập khẩu, hải quan, thanh tra, kiểm tra hoạt động DN. Tháo gỡ những vƣớng mắc và giải quyết các khó khăn trong vấn đề sử dụng đất, vay vốn, ứng dụng công nghệ thông tin, xúc tiến thƣơng mại...Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ngại nhất khi đến Việt Nam là tình trạng quan liêu, giấy tờ, tệ tham nhũng, thuế cao và luật pháp không rõ ràng. Tình trạng tham nhũng phát triển đƣợc cũng do hệ thống luật pháp chƣa hoàn chỉnh, xử lý không nghiêm. Bộ máy quản lý đáng lẽ ra phải là động lực cho sự phát triển kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế nhiều khi ngƣợc lại, là trở ngại cho sự phát triển đó.

Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, xem xét hoàn thiện nhận thức, cung cách làm việc của những nhân viên hành chính là tối quan trọng. Những biểu hiện quan liêu, giấy tờ, cửa quyền của các nhân viên ở các đơn vị hành chính hiện nay vẫn còn không ít. Đã có một thời ngƣời ta định nghĩa hành chính là “hành là chính”. Để không còn tình trạng “hành là chính” thì chúng ta phải nâng cao nhận thức cho các cán bộ công chức, chính họ phải là những

Đặng Thị Loan 78 Nhật 3 - K41F - KTNT ngƣời tạo điều kiện, hƣớng dẫn nhiệt tình cho các DN trong quá trình làm thủ tục pháp lý về đăng ký kinh doanh, đăng ký và bảo vệ thƣơng hiệu của DN mình...Hơn nữa, phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân cho công chức dƣới dạng: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm công chức và trách nhiệm chính trị.

Để khuyến khích hoạt động kinh doanh, khuyến khích các DN tự tạo cho mình một nền VHDN riêng không thể không đi kèm với đổi mới tổ chức và bộ máy, với một cuộc cải cách hành chính căn cơ, tận gốc, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội phục vụ cho DN làm thƣớc đo, tiêu chí hàng đầu.

- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc

Nhà nƣớc có vai trò rất lớn trong việc tạo nền tảng và khuyến khích các DN xây dựng VHDN. Chính vì thế mà cần chú trọng đến việc hoàn thiện công tác quản lý theo hƣớng có lợi cho hoạt động kinh doanh và phát triển VHDN. Hiện nay, chúng ta nói nhiều đến vấn đề là quản lý làm sao cho vừa chặt chẽ vừa thông thoáng. Thông thoáng để các DN đƣợc tự do sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn trong khuôn khổ của pháp luật và đúng hƣớng phát triển chung của đất nƣớc là phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN. Những việc chúng ta cần làm là:

Cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, chấm dứt cơ chế bộ chủ quản, thực sự tách quản lý Nhà nƣớc ra khỏi quản lý sản xuất - kinh doanh; thực hiện xoá bao cấp, giảm bảo hộ và chỉ bảo hộ khi cần thiết, có điều kiện đối với những ngành, lĩnh vực sản phẩm quan trọng; thực hiện độc quyền Nhà nƣớc trong lĩnh vực cần thiết, nhƣng không biến độc quyền Nhà nƣớc thành độc quyền DN; giảm đến mức tối đa giá các loại đầu vào của sản xuất kinh doanh nhƣ đất đai, điện, xăng dầu, cƣớc phí bƣu chính viễn thông. Có nhƣ thế thì mới có cạnh tranh công bằng và các DN mới thực sự ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển VHDN đối với sự thành công của

Đặng Thị Loan 79 Nhật 3 - K41F - KTNT DN.

Riêng đối với DN dân doanh, Nhà nƣớc cần có nhiều chính sách với biện pháp hỗ trợ tài chính trong thời kỳ khởi sự, nhƣng không nên bằng biện pháp giảm, miễn thuế. Thuế là nghĩa vụ của DN đối với Nhà nƣớc không có ngoại lệ, có thu nhập thì phải nộp thuế theo luật định, còn hỗ trợ của Nhà nƣớc là thể hiện vai trò tác động của Nhà nƣớc đối với DN, không nên bù trừ hai cái đó với nhau. “Kinh nghiệm ở các nƣớc công nghiệp hiện nay, các DN nhỏ vẫn chiếm số lớn và đƣợc khuyến khích, tài trợ, vì nhờ tài trợ đó mà chuyển đƣợc những ngƣời thất nghiệp sang tự kinh doanh, giải quyết đƣợc vấn đề thất nghiệp nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn đầu tƣ cho các DN lớn, nặng về cơ sở, trang thiết bị, máy móc, đồng thời tạo đƣợc cơ sở pháp lý cho ngân hàng và vì cạnh tranh mà ngân hàng phải tìm kiếm khách hàng là mọi DN. Chỉ có trên cơ sở đó, các DN dân doanh khởi sự mới có điều kiện tiếp cận với ngân hàng để giải quyết nhu cầu về vốn trong kinh doanh. Bởi lẽ, không thể hy vọng vào khả năng cạnh tranh của DN dân doanh nếu chỉ dựa vào đồng vốn đầu tƣ của họ”. [3,Tr.169].

Tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại. Các Bộ, ngành và các cấp chính quyền tại địa phƣơng phải thực sự quan tâm và chỉ đạo sát sao việc quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chủ trƣơng và các giải pháp của Chính phủ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại. Cần nâng cao trách nhiệm cá nhân (hay nói cách khác là cá thể hoá trách nhiệm) của những ngƣời đứng đầu các Bộ, ngành và địa phƣơng về cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, và gian lận thƣơng mại. Đồng thời cần có cơ quan thay mặt Chính phủ để giải quyết các công việc liên quan đến buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại. Mặt khác, việc này phải làm cả ở biên giới và nội địa. Đồng thời với việc nâng cao chức

Đặng Thị Loan 80 Nhật 3 - K41F - KTNT năng, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, chúng ta cần phải có những hoạt động tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ tác hại của nó đối với nền kinh tế nƣớc nhà để nhân dân góp sức trong công tác này. Chúng ta có tích cực trong công tác này thì mới có thể bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng của các DN làm ăn chân chính và biết quan tâm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ hiểu biết đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nắm vững các kiến thức và kỹ năng sản xuất – kinh doanh cho các nhà DN. Một vấn đề còn tồn tại trong xây dựng và phát triển của VHDN Việt Nam là không nhiều các DN Việt Nam trƣớc khi khởi nghiệp đã qua một khoá đào tạo chính quy về nghiệp vụ kinh doanh còn VHDN thì ngay trong các trƣờng đại học khối kinh tế bây giờ, cũng mới chỉ có Đại học Thƣơng mại là có môn học này.

Cung cấp thông tin cập nhật cho các nhà DN bao gồm các thông tin về thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, giá cả, thể chế, chính sách, những văn bản pháp quy có liên quan và cả tầm quan trọng của việc xây dựng thƣơng hiệu và bảo vệ thƣơng hiệu của DN mình.

Giúp các nhà DN tiếp xúc với thế giới, với những biến động của thị trƣờng thế giới, giao lƣu văn hoá với các doanh nhân nổi tiếng, giúp họ tham quan, khảo sát, tiếp cận thị trƣờng thế giới từ đó mở rộng thị trƣờng ra nƣớc

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)