III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
3. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VỪA LÀ MỤC TIÊU VỪA LÀ
của doanh nghiệp
3.1 Văn hoá doanh nghiệp là mục tiêu của doanh nghiệp
VHDN hƣớng tới sự xây dựng nền tảng tâm lý cộng đồng trong DN. Nó bao gồm các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần có tác dụng thúc đẩy ngƣời lao động nỗ lực hết mình cho sự phát triển của DN, cũng là để phát huy hết khả năng của bản thân mình. Xây dựng thành công VHDN nghĩa là đảm bảo hiệu quả hoạt động cao của DN. Chính vì vậy, một nền VHDN tốt cũng chính là mục tiêu mà DN hƣớng tới.
3.2 Văn hoá doanh nghiệp là động lực phát triển của doanh nghiệp
3.2.1 Quyết định sự thành bại của doanh nghiệp
Khi nhìn nhận về nguyên nhân sụp đổ của một công ty, ngƣời ta có thể suy luận là do thị hiếu, công nghệ hay thời trang thay đổi nhƣng chính các niềm tin căn bản, các giá trị mới có sức mạnh chi phối nổi bật. Chúng có quan hệ nhiều với thành bại của DN hơn là các nguồn lực: tài nguyên công nghệ, kinh tế hay cơ cấu tổ chức.
Thứ nhất, tập hợp vững chắc các niềm tin, giá trị, hay quy tắc là tiền đề cho mọi kế hoạch, chính sách và mọi hoạt động của công ty.
Đặng Thị Loan 32 Nhật 3 - K41F - KTNT Thứ hai, sự gắn bó trung thành với các niềm tin, giá trị, quy tắc này chứng tỏ sức hấp dẫn và chi phối mạnh mẽ của chúng, vì vậy làm bộc lộ hết năng lực của nhân viên.
Thƣ ba, thực tế chứng minh rằng: hầu hết các công ty đạt thành quả hàng đầu đều có tập hợp xác định rõ niềm tin dẫn đạo. Trong khi đó, các công ty có thành tích kém hơn nhiều là một trong hai loại: không có tập hợp niềm tin nhất quán nào hoặc có mục tiêu rõ ràng và đƣợc thảo luận rộng rãi nhƣng chỉ là những mục tiêu có thể lƣợng hoá đƣợc (mục tiêu tài chính) mà không có những mục tiêu mang tính chất định tính.
3.2.2 Khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế
Tại những doanh nghiệp mà môi trƣờng văn hóa ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên đƣợc khuyến khích để tách biệt ra và đƣa ra sáng kiến, thậm chí cả các nhân viên cấp cơ sở.
HP nhấn mạnh lại sự cam kết gắn bó của mình với con ngƣời có tinh thần đổi mới và sáng chế, một quan niệm triết lý đã đóng vai trò là động lực chủ đạo trong sự thành công của công ty. “Thứ nhất, phải có những con ngƣời có khả năng cao, có tinh thần đổi mới và sáng chế cao trong khắp tổ chức... Thứ nhì, tổ chức phải có những mục tiêu và sự lãnh đạo làm phát sinh nhiệt tình ở tất cả mọi cấp. Những nhân viên trong đơn vị quản lý quan trọng tự bản thân phải nhiệt tình với những ngƣời cộng sự của họ dù ở cấp nào đi nữa...”.
Niềm tin của HP đặt vào nhân viên có bằng chứng dễ thấy trong chính sách: “để ngỏ nguyên vật liệu phòng thí nghiệm” của công ty. Nội dung chính sách là: chẳng những kỹ sƣ đƣợc tự do sử dụng thiết bị ở phòng thí nghiệm mà còn đƣợc khuyến khích đem nó về nhà dùng vào việc riêng của họ. Quan niệm của công ty khi xây dựng chính sách này là: dù những gì mà các kỹ sƣ
Đặng Thị Loan 33 Nhật 3 - K41F - KTNT đang làm với thiết bị có hay không có liên hệ trực tiếp với dự án họ đang tiến hành, họ sẽ học hỏi - và qua đó củng cố sự cam kết gắn bó của công ty đối với quá trình đổi mới và sáng chế.