VĂN HOÁ NỘI BỘ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 43)

II. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG

1. VĂN HOÁ NỘI BỘ NGÂN HÀNG

Văn hóa nội bộ ngân hàng là tập hợp các qui tắc, tác phong sinh hoạt nơi làm việc. Nó đƣợc tạo dựng nên bởi các thành viên trong ngân hàng, từ các cấp lãnh đạo đến các nhân viên cấp dƣới, thậm chí thể hiện ở những nhân viên hợp đồng (ngƣời bảo vệ, tạp vụ…). Nó tạo nên truyền thống quản lý, sinh hoạt, tuyển dụng,…trong ngân hàng.

Văn hóa nội bộ ngân hàng bao gồm : - Văn hóa nhà lãnh đạo

- Văn hóa trong mối quan hệ công việc giữa các thành viên

1.1 Văn hoá của nhà lãnh đạo

Văn hoá lãnh đạo, quản lý là nhân tố then chốt, trực tiếp quyết định khả năng phát triển của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và mở rộng hợp tác quốc tế, nhà lãnh đạo phải là ngƣời có tài, có đức, có tâm huyết và đặc biệt phải mang

Đặng Thị Loan 40 Nhật 3 - K41F - KTNT trong mình quyền uy của trí tuệ và đạo đức để mọi nhân viên đều lấy đó làm gƣơng và yêu mến, kính phục. Bên cạnh đó, hình ảnh của nhà lãnh đạo tài ba, đƣợc mọi thành viên kính nể cũng sẽ để lại những giai thoại mà ngƣời khác biết đến doanh nghiệp nhƣ là một biểu trƣng văn hoá - văn hoá doanh nhân của tổ chức.

1.2 Văn hóa trong mối quan hệ công việc

Trong một môi trƣờng làm việc căng thẳng và cạnh tranh cao nhƣ ngày nay, một quan hệ tốt đẹp, hợp tác với nhau giữa các nhân viên; tình thân thiện, quan tâm, khuyến khích của cấp trên dành cho cấp dƣới sẽ tạo thành sức mạnh tinh thần biến môi trƣờng đó thành thân thiện nhƣ một gia đình mà mọi thành viên đều thấy yêu quý và gắn bó. Nhƣ vậy, xây dựng đƣợc mối quan hệ công việc lành mạnh và hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ vào việc hình thành môi trƣờng văn hoá trong mỗi một NHTM.

Ngân hàng muốn phát triển bền vững phải không ngừng tuyển mộ ngƣời tài đồng thời có những biện pháp để khai thác tốt nguồn nhân lực, để họ phát huy hết khả năng của mình cống hiến cho thành công chung của tập thể. Song song với quá trình trên, ngân hàng cũng cần có những cách thức mang tính nghệ thuật để giữ chân ngƣời tài. Có thể nói, văn hoá ngân hàng vững mạnh là điều kiện then chốt giúp ngân hàng thực hiện đƣợc mục đích trên.

Văn hóa trong mối quan hệ công việc đƣợc thể hiện ở các mặt sau:

- Hệ thốnggiá trị thống nhất giữa nhân viên và ngân hàng

Mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống giá trị nhất định. Sự phồn vinh ngắn ngủi của một ngân hàng có thể có đƣợc qua nhiều cách nhƣng sức mạnh tăng trƣởng liên tục của ngân hàng thì lại chỉ có thể có đƣợc nhờ giá trị đƣợc hình thành từ hàng ngàn năm hoạt động của nó (truyền

Đặng Thị Loan 41 Nhật 3 - K41F - KTNT thống lịch sử). Cũng nhƣ vậy, giá trị quan cá nhân lại đƣợc hình thành qua quá trình tích luỹ lâu dài, không dễ dàng thay đổi. Trong quá trình tuyển dụng, nếu giá trị quan của cá nhân và giá trị quan của ngân hàng không đi đôi với nhau, sẽ ảnh hƣởng tới cả cá nhân và ngân hàng. Vì vậy thông qua các trắc nghiệm cá tính, ngân hàng có thể tìm đƣợc cá nhân phù hợp với giá trị quan của mình. Trong quá trình sử dụng ngƣời, ngân hàng có trách nhiệm làm cho nhân viên hiểu đƣợc yêu cầu giá trị của ngân hàng bằng cách: hoặc là giao cho cấp trên trực tiếp kiểm tra hành vi làm việc thƣờng ngày của cấp dƣới hoặc là định kỳ tiến hành biểu dƣơng một số nhân viên thể hiện đƣợc giá trị quan ngân hàng trong công tác của mình, chẳng hạn nhƣ chọn ra nhân viên làm việc tốt nhất, khiến cho tất cả các nhân viên khác hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng. Điều này rất quan trọng bởi nếu nhân viên coi việc phục vụ khách hàng tốt là giá trị quan của họ thì họ sẽ thực hiện công việc đó tốt hơn. Vì vậy, ngân hàng nên coi giá trị quan ngân hàng là một phần của tiêu chuẩn đánh giá và khen thƣởng công tác, khiến cho nhân viên biết đƣợc tầm quan trọng của giá trị quan ngân hàng, cũng phát huy đƣợc vai trò của khích lệ, thúc đẩy nhân viên thấm nhuần giá trị quan của ngân hàng, từ đó tiến bƣớc theo mục tiêu của ngân hàng .

- Bồi dƣỡng chuyên môn và nâng cao giáo dục cho mỗi nhân viên.

Từ trƣớc đến nay, quan niệm con ngƣời là trung tâm của sự phát triển luôn đƣợc coi trọng ở mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Do vậy, tƣ duy bồi dƣỡng chuyên môn và nâng cao giáo dục cho mỗi nhân viên phải lấy con ngƣời làm gốc. Bồi dƣỡng, nâng cao giáo dục cho nhân viên phải đƣợc làm tốt ở các khâu: bồi dƣỡng nhân cách, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn và giá trị quan đúng đắn, bồi dƣỡng huấn luyện quan niệm giá trị của doanh nghiệp, tạo ra môi trƣờng để nhân viên phát huy hết sở trƣờng của mình và coi trọng

Đặng Thị Loan 42 Nhật 3 - K41F - KTNT sự thăng tiến của nhân viên. Xây dựng một cơ chế bồi dƣỡng huấn luyện nhân tài có thể khơi dậy toàn bộ tiềm năng của nhân viên, khai thác tận dụng hết nguồn nhân lực làm cho ngân hàng phát triển mạnh mẽ.

- Coi trọng kênh giao lƣu và xây dựng kênh giao lƣu.

Trong tổ chức một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nói riêng, giao lƣu có vai trò vô cùng quan trọng. Giao lƣu là “chất tập hợp” điều hoà các thành viên, các yếu tố, khiến cho tổ chức trở thành một chỉnh thể; là con đƣờng cơ bản để ngƣời lãnh đạo khích lệ cấp dƣới, thực hiện chức năng lãnh đạo, là nhịp cầu xây dựng mối liên hệ giữa ngân hàng với môi trƣờng bên ngoài. Do vậy, trong ngân hàng cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng kênh giao lƣu bên trong cũng nhƣ kênh giao lƣu của ngân hàng với môi trƣờng bên ngoài. Khi kênh giao lƣu bên trong đã đƣợc xây dựng và củng cố không ngừng, sẽ tạo điều kiện cho nhà quản lý có thể truyền đạt thông tin quản lý xuống cấp dƣới một cách tốt đẹp, giao tiếp giữa các bộ phận với nhau đƣợc nhịp nhàng, thêm vào đó nhân viên có thể thoải mái bày tỏ ý kiến của mình góp phần phát huy mọi tiềm năng, sáng kiến của mỗi cá nhân làm nên thành công của ngân hàng. Kênh giao lƣu sẽ trở thành một công cụ phát huy đƣợc nội lực của mỗi một ngân hàng .

- Khích lệ đúng cách, thƣởng phạt có căn cứ, khen thƣởng đúng phƣơng pháp.

Sự phát triển của ngân hàng không thể tách rời khỏi nhân viên. Trong quản lý, ngƣời quản lý nếu biết huy động đầy đủ sức sáng tạo và tích cực của nhân viên, sẽ khiến cho nhân viên thực sự hoà mình vào ngân hàng, phát huy đƣợc khả năng và giá trị của họ. Vì vậy, ngân hàng nhất định phải coi trọng việc khen thƣởng, khích lệ đối với nhân viên, đồng thời xây dựng một cơ chế khen thƣởng khích lệ hoàn thiện. Có những phƣơng pháp khích lệ chủ yếu sau:

Đặng Thị Loan 43 Nhật 3 - K41F - KTNT + Khen thƣởng khích lệ vật chất cần kết hợp với khen thƣởng khích lệ tinh thần.

+ Xây dựng và thực thi cơ chế khen thƣởng khích lệ nhiều cách, nhiều tầng nấc.

+ Xem xét kỹ tới sự khác biệt cá thể của nhân viên, thực hiện chế độ khen thƣởng khích lệ khác nhau.

+ Hành vi của ngƣời quản lý doanh nghiệp là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự thành bại của các chế độ khen thƣởng khích lệ.

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)