III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP LÀ TÀI SẢN TINH THẦN,
nghiệp phát triển bền vững
VHDN đƣợc nhìn nhận là phong cách, nền nếp tổ chức của từng DN, là tài sản tinh thần của DN. VHDN chính là bầu không khí hoạt động, môi trƣờng bên trong của DN do các thành viên của nó, trƣớc hết là ban lãnh đạo tạo ra, nó ảnh hƣởng trực tiếp tới tinh thần, thái độ lao động của mỗi thành viên và lòng trung thành của họ đối với DN. Những DN có nền văn hoá tích cực sẽ tạo bầu không khí làm việc hăng say hào hứng vì mục tiêu chung, khiến các cá nhân thƣờng xuyên phấn đấu để đạt nhiều lợi ích cho bản thân và DN, VHDN thậm chí quyết định cả ý nghĩa, việc làm của công nhân, viên chức vì nó khẳng định chân lý của công việc và lý tƣởng của DN. Lý tƣởng của DN định hình bên trong nền văn hoá, cuốn hút sự tham gia của nhân viên vào công việc, nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu vƣơn lên, họ sẽ có lòng trung thành và tinh thần lao động hết mình vì DN. Điều này chỉ có ở những công ty thành đạt có một nền văn hoá mạnh.
Nguồn lực của DN hiểu theo nghĩa rộng bao gồm không chỉ con ngƣời, máy móc, thiết bị, vật tƣ hàng hóa, vốn...mà còn cả nguồn lực vô hình (nguồn lực mắt thƣờng không nhìn thấy nhƣng lại có tác dụng cực kỳ to lớn nhƣ: danh tiếng của DN, tinh thần lao động và năng lực sáng tạo của cán bộ nhân viên...). DN muốn ổn định lâu dài mà chỉ dựa vào nguồn vật chất thì không thể tác động sâu sắc đến công nhân viên chức, quan trọng nhất là phải truyền bá quan niệm, bắt rễ từ chỗ sâu kín nhất của nội tâm, nâng cao lực hƣớng tâm của công nhân viên chức. Chính sự coi trọng, tuân thủ và hoạt động trung thành với VHDN đã gắn kết toàn thể cán bộ, công nhân viên của DN thành một khối thống nhất, một lực tổng hợp cùng hành động. Nhờ đó, DN không ngừng phát triển nguồn nhân lực, tạo ra nhiều cá nhân xuất sắc và thu hút
Đặng Thị Loan 30 Nhật 3 - K41F - KTNT đƣợc nhiều nhân tài làm việc lâu dài cho DN. Bất cứ DN nào muốn tồn tại và thành công đều phải có một hệ thống giá trị, một bản sắc riêng không ai bắt chƣớc đƣợc. Đó là “Phục vụ tổ quốc thông qua buôn bán” của hãng Samsung, “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của Prudential. Những giá trị văn hóa nhƣ vậy là cội nguồn của những cải tạo trong các công ty. Chính hệ thống giá trị định tính đó, trong nhiều trƣờng hợp làm cho các DN thành công hơn so với những mục tiêu định lƣợng nhƣ về tài chính chẳng hạn. Nó bù đắp cho chỗ yếu của cơ cấu tổ chức và kế hoạch trƣớc những cơ hội xuất hiện tình cờ, khó đoán trƣớc và không thể dự tính chính xác.
2. Văn hoá doanh nghiệp định hƣớng cho hoạt động của doanh nghiệp
VHDN có tính ổn định và bền vững, bất chấp sự thay đổi thƣờng xuyên của cá nhân kể cả những ngƣời sáng lập và lãnh đạo DN. Nó quan hệ sâu sắc với động cơ hành động của DN, tạo thành định hƣớng có tính chất chiến lƣợc cho bản thân DN. VHDN đóng vai trò nhƣ một lực lƣợng hƣớng dẫn, nhƣ một lực hƣớng tâm chung, là ý thức thống nhất toàn thể nhân viên của DN. Văn hoá càng mạnh và càng định hƣớng tới thị trƣờng mạnh bao nhiêu, thì DN càng ít chỉ thị, mệnh lệnh, càng giảm bớt sơ đồ tổ chức, chỉ dẫn cụ thể bấy nhiêu. Một nền văn hoá mạnh mẽ sẽ quyết định sức mạnh của DN.
Đối với tầng lớp cán bộ quản lý, lãnh đạo, VHDN là định hƣớng và là cơ sở pháp lý để đƣa ra các quyết định quản lý quan trọng. Trong những tình huống phức tạp, sự phân tích lỗ lãi đơn thuần không thể lƣờng hết đƣợc những hậu quả của sự việc và chƣa thể đi đến một quyết định quản lý đúng. Khi đó DN nên tuân thủ những triết lý kinh doanh của công ty để đƣa ra những quyết định quản trị phù hợp và giữ vững định hƣớng của DN mình. Thực tế của một số công ty lớn đã chứng minh điều này.
Đặng Thị Loan 31 Nhật 3 - K41F - KTNT Sự phát triển bền vững của một DN, một mặt đòi hỏi phải có chiến lƣợc kinh doanh với những mục tiêu lâu dài; mặt khác, còn phải có sự mềm dẻo, dễ thích ứng của DN trong môi trƣờng kinh doanh dễ thay đổi. Một khi VHDN đã thâm nhập vào toàn bộ công nhân viên chức, thì lúc đó, công ty có một sức mạnh lớn và một sự mềm dẻo hơn trong kinh doanh.