Thuyết động lực 3.0 của Daniel H.Pink (2009)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3 Các học thuyết về động lực làm việc

1.3.7 Thuyết động lực 3.0 của Daniel H.Pink (2009)

Khái niệm về động lực nội tại không phải là một sự đột phá mới mẻ, nhưng Daniel (2009) là người đầu tiên sắp xếp những hiểu biết của con người về động lực thúc đẩy hành vi theo 3 cấp độ.

Phương pháp tiếp cận mới này gồm ba phần chính:

(1) Tính tự chủ − là khát khao được định hướng cho cuộc đời của chính mình; Tính tự chủ trong cơng việc đề cập đến sự tự do và chủ động trong các quyết định liên quan đến nhiệm vụ (làm cái gì), thời gian (làm lúc nào), kỹ thuật (làm như thế nào) và đồng đội (làm với ai).

(2) Sự làm chủ bản thân − là thôi thúc được ngày càng trở nên tốt hơn, giỏi hơn ở lĩnh vực nào đó có ý nghĩa đối với bản thân, là khả năng điều chỉnh hành vi,suy nghĩ, cảm xúc sao cho đạt được sự hài hịa giữa lý trí và tình cảm trong mọi tình huống, đồng thời đó là khả năng phát hiện và phát triển những khả năng tiềm ẩn của bản thân.

(3) Mục đích – là lý do con người làm việc. Còn được hiểu là mong mỏi được làm những gì để phục vụ cho mục đích nào đó cịn cao cả hơn chính bản thân chúng ta. Để duy trì động lực nội tại, con người phải có mục đích rõ ràng và khơng ngừng nhắc nhở bản thân về mục đích cao cả đó.

Thơng qua lý thuyết này, địi hỏi nhà quản trị phải tạo được hứng thú trong công việc cũng như giúp nhân viên có thể tự chủ trong cơng việc, làm chủ được bản thân và tìm được mục đích cho chính mình, làm sao để họ thấy là họ “được làm việc” chứ không phải là “phải làm việc”.

Các yếu tố động viên này tiếp tục được các nhà nghiên cứu sử dụng ở các quốc gia khác như Hồng Kông (Wong & ctg, 1999), tại Malaysia (Hemdi & Nasurdin, 2003) hoặc so sánh giữa Nga và Đài Loan (Silverthorne, 1992), so sánh giữa Mỹ và Trung Quốc (Fisher & Yuan, 1998).

Trên đây là một số lý thuyết về ĐLLV, tác giả sẽ tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV theo các học thuyết đã được nêu trong Bảng 1.2

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các thuyết về động lực làm việc STT Học thuyết Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV STT Học thuyết Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV

1 Thuyết nhu cầu của Maslow (1943)

Các nhu cầu gồm: Nhu cầu sinh lý, Nhu cầu an toàn, Nhu cầu xã hội, Nhu cầu được tự trọng, Nhu cầu tự thể hiện.

2 Thuyết 2 nhân tố của F. Herberg (1959)

+ Nhân tố duy trì – thuộc về sự thỏa mãn bên ngoài

+ Nhân tố động viên – thuộc về sự thỏa mãn bản chất bên trong

3 Thuyết công bằng của Stacy Adam (1963)

+ Kết quả đánh giá và phần thưởng tương xứng với nỗ lực bỏ ra

+ So sánh sự công bằng với kết quả đánh giá của người khác

4 Thuyết Kỳ vọng của Victor Vroom (1964)

+ Sự kỳ vọng: nỗ lực sẽ mang lại kết quả tốt + Niềm tin vào sự đền đáp của tổ chức

+ Hấp lực: sự hấp dẫn của phần thưởng đối với người lao động

5 Thuyết ERG của Alderfer (1969)

Theo thuyết ERG có 3 nhu cầu chính: + Nhu cầu tồn tại

+ Nhu cầu giao tiếp + Nhu cầu phát triển 6 Mơ hình 10 yếu tố tạo

ĐLLV của Kovach (1987)

Mơ hình 10 yếu tố của Kovach bao gồm: Công việc thú vị, Được công nhận đầy đủ công việc đã làm, Sự tự chủ trong công việc, Công việc ổn định, Lương cao, Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, Điều kiện làm việc tốt, Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, Xử lý kỷ luật khéo léo, Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân

7 Thuyết động lực 3.0 của Daniel H. Pink (2009)

+ Tính tự chủ _ sự tự do, chủ động trong việc giải quyết công việc

+ Sự làm chủ bản thân: mong muốn điều chỉnh để trở nên ngày càng tốt hơn trong những lĩnh vực quan trọng

+ Mục đích làm việc: ĐLLV cho mục đích cao cả hơn lợi ích cho chính bản thân

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)