Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 37)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

CP CẤP NƯỚC GIA ĐỊNH

Trong chương này tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về Công ty CP Cấp nước Gia Định và phân tích thực trạng ĐLLV của NLĐ tại đây.

2.1 Giới thiệu về Công ty CP Cấp nước Gia Định 2.1.1 Tên và địa chỉ giao dịch

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định

- Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: Gia Dinh Water Supply Join Stock Companay - Địa chỉ: Số 2 Bis Nơ Trang Long, Phường 14, Quận Bình Thạnh, T.P Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 028 38 412 654 – 028 38 412 656.

- Fax: 028 38 418 524

- Website: http:// capnuocgiadinh.vn - Email: gd@capnuocgiadinh.vn - Mã số thuế: 0304806225

- Tài khoản chuyên thu tiền nước: 1771 000 000 9032 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Trường Sơn.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

- Cơng ty Cấp nước Thành phố được hình thành vào năm 1975 trên cơ sở tiếp nhận Sài Gịn thủy cục trước đây, cơng ty trực thuộc Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 7/1992 Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận cho công ty thành lập thêm 4 chi nhánh cấp nước trực thuộc: Chợ Lớn, Sài Gòn, Thủ Đức – Biên Hòa và Gia Định. - Chi nhánh Cấp nước Gia Định (sau đây gọi là chi nhánh) là đơn vị trực thuộc Công ty Cấp nước Thành phố, được thành lập ngày 31/7/1992 theo quyết định số 202/QĐ- TCNSTL của Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi chi nhánh Cấp nước Gia Định, sử dụng con Dấu giao dịch riêng theo quy định của Nhà nước. Chi nhánh Cấp nước Gia Định chính thức đi vào hoạt động ngày 31/7/1992. - Ngày 31/12/2005 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt phương án chuyển đổi chi nhánh thành Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định theo quyết định số 6658/QĐ-UBND.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Công ty CP Cấp nước Gia Định hoạt động theo cơ cấu tổ chức như sau: (chi tiết được thể hiện trong phần Phụ lục)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP Cấp nước Gia Định

2.1.4 Cơ cấu nhân sự

 Cơ cấu nhân sự tại Công ty CP Cấp nước Gia Định

Nguồn nhân lực của Cơng ty CP Cấp nước Gia Định dựa theo trình độ học vấn, vị trí làm việc, độ tuổi và thâm niên được trình bày trong Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của Công ty CP Cấp nước Gia Định

Nam Nữ Tổng cộng

Trình độ học vấn

Sau Đại học Số lượng 8 4 12 Tỷ lệ 2.1 1.0 3.1 Đại học Số lượng 32 23 55

Tỷ lệ 8.2 5.9 14.0 Cao đẳng/ Trung cấp Số lượng 74 51 125

Tỷ lệ 18.8 13.0 31.8 Phổ thông Số lượng 141 60 201

Tỷ lệ 35.9 15.2 51.1 Thấp hơn Phổ thông Số lượng 0 0 0

Tỷ lệ 0 0 0

Vị trí

Trưởng/ Phó phịng Số lượng 22 8 30 Tỷ lệ 5.6 2.0 7.6 Đội trưởng/ Đội phó Số lượng 14 2 16

Tỷ lệ 3.6 0.5 4.1 Tổ trưởng/ Tổ phó Số lượng 27 9 36

Tỷ lệ 6.9 2.3 9.2 Nhân viên Số lượng 43 67 110 Tỷ lệ 10.9 17.1 28.0 Công nhân Số lượng 149 52 201

Độ tuổi <25 tuổi Số lượng 47 16 63 Tỷ lệ 11.9 4.1 16.0 25 –<35tuổi Số lượng 68 61 129 Tỷ lệ 17.3 15.5 32.8 35- 45 tuổi Số lượng 86 47 133 Tỷ lệ 21.9 12.0 33.9 >45 tuổi Số lượng 54 14 68 Tỷ lệ 13.7 3.6 17.3 Thâm niên <1 năm Số lượng 31 14 45 Tỷ lệ 7.9 3.6 11.5 1 – <3 năm Số lượng 53 27 80 Tỷ lệ 13.5 6.8 20.3 3 – 5 năm Số lượng 74 41 115 Tỷ lệ 18.8 10.5 29.3 >5 năm Số lượng 97 56 153 Tỷ lệ 24.7 14.2 38.9 Tổng cộng Số lượng 255 138 393 Tỷ lệ 65% 35% 100% (Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính – Qúy 4/2016)

 Tình hình nhân lực của Cơng ty CP Cấp nước Gia Định giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016

Tình hình nhân lực của Cơng ty CP Cấp nước Gia Định, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 khá ổn định và số lượng người lao động tăng dần qua các năm để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh. Tuy nhiên tỷ lệ người lao động tự ý nghỉ việc có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Hình 2.2: Tình hình nhân lực tại Cơng ty CP Cấp nước Gia Định từ năm 2012- 2016

(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính – Qúy 4/2013)

2.1.5 Hoạt động kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh: Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước; cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất. Tư vấn, xây dựng các cơng trình cấp nước, cơng trình dân dụng – công nghiệp (trừ khảo sát, giám sát xây dựng). Xây dựng các cơng trình cấp nước.Thiết kế cơng trình cấp – thốt nước. Tái lập mặt đường đối với các cơng trình chun ngành cấp nước và các cơng trình khác. San lắp mặt đường.

- Địa bàn quản lý: Quận Bình Thạnh (tồn bộ), Quận Phú Nhuận (tồn bộ), Quận 3 (phường 12, 13 và 14) và Quận Gò Vấp (phường 1).

- Kết quả hoạt động kinh doanh: Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CP Cấp nước Gia Định, sẽ dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013 đến năm 2016.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Cấp nước Gia Định từ năm 2013 đến giữa năm 2016

0 50 100 150 200 250 300 350 400 năm 2012 Năm 2013 năm 2014 năm 2015 năm 2016 257 278 311 351 393 11 18 27 34 38 Tình nhân nhân lực Tổng số NLĐ Số NLĐ tự ý nghỉ việc

(Nguồn: PhịngKế tốn - Tài chính) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Doanh thu 404,213,108,525 413,278,468,490 422,280,399,230 450,585,849,203 Giá vốn hàng bán 206,942,872,678 223,910,652,470 255,577,870,947 264,710,913,434 Lợi nhuận gộp 197,270,235,847 189,367,816,020 166,702,528,283 185,874,935,769 Chi phí bán hàng 141,415,901,306 125,406,252,653 116,949,083,924 128,402,614,019 Chi phí tài chính 243,671,796 226,977,682 85,095,252 624,961,490 Chi phí quản lý 37,086,337,683 37,615,888,211 39,285,095,570 45,169,227,921 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 18,524,325,062 26,118,697,474 10,383,253,537 11,678,132,339 Thu nhập khác 4,080,928,122 4,323,438,871 4,972,031,286 2,791,200,898 Chi phí khác 513,225,380 3,602,526,592 161,755,869 820,869,252 Lợi nhuận khác 3,567,702,742 720,912,279 4,810,275,417 1,970,331,646 Lợi nhuận trước thuế 22,092,027,804 26,839,609,753 15,193,528,954 13,648,463,985 Chi phí thuế TNDN 5,191,367,664 5,643,593,865 2,433,041,319 990,543,462 Lợi nhuận sau thuế TNDN 16,900,660,140 21,196,015,888 12,760,487,635 12,657,920,523 Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu 4.18% 5.13% 3.02% 2.81% Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.91 3.266 1.392 1.378 ĐVT: đồng

Theo như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Cấp nước Gia Định từ năm 2013 đến năm 2016 ta nhận thấy rằng doanh thu qua các năm có tăng, năm 2016 tăng 11.5% so với năm 2013, tăng 9.0% so với 2014 và tăng 6.7% so với năm 2015.

Về mặt lợi nhuận, mặc dù doanh có gia tăng nhưng phần lợi nhuận thu được sau thuế lại giảm dần theo thời gian (riêng năm 2013 có chiến dịch cấp nước sạch miễn phí cho các hộ gia đình nên chi phí bán hàng năm 2013 tăng cao khiến lợi nhuận thu được thấp hơn so với 2014 nhưng lợi nhuận vẫn cao), qua các năm lợi nhuận giảm nhiều, tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu cũng giảm qua các năm. Ta nhận thấy rằng, mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng sự gia tăng này đang giảm dần theo thời gian, điều này cho thấy Công ty cần phải cải thiện lại tình hình hoạt động kinh doanh của chính mình, cần gia tăng số lượng khách hàng, đơn đặt hàng, quan tâm và phát triển nguồn nhân lực của công ty.

Bên cạnh các nguyên nhân phát sinh bất thường, nguyên nhân chính là do giá vốn tiền nước tăng cao qua các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2015 và sự thất thoát nước chưa kiểm sốt hồn tồn được. Khi lượng nước thất thoát càng nhiều và đơn giá tiền nước càng tăng sẽ làm cho chi phí doanh nghiệp tăng lên và lợi nhuận giảm xuống dù cho nguồn doanh thu có tăng qua các năm. Vì vậy, sự chú trọng vào việc quản lý sự thất thoát nước về mặt kỹ thuật và cả về mặt con người thực hiện cơng tác quản lý sự thất thốt nước là điều rất quan trọng và cần thiết.

Với nội dung của Luận văn, để có thể giúp cải thiện tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, ngồi các khía cạnh về tài chính, kỹ thuật, mua bán…tác giả sẽ chú trọng phân tích khía cạnh về con người, về các nguyên nhân khiến NLĐ chưa thực hiện tốt cơng việc hiện tại của mình để từ đó khám phá ra các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến ĐLLV của NLĐ, giúp NLĐ làm việc hiệu quả hơn, cũng chính là giúp cơng ty cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh.

2.2 Kết quả khảo sát về động lực làm việc của người lao động tại Công ty CP Cấp nước Gia Định Cấp nước Gia Định

2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Phương pháp lấy mẫu:

Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí và quan trọng hơn là phù hợp với tình trạng thực tế của Công ty, lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện vì khả năng tiếp cận các đối tượng khảo sát hạn chế.

Kích thước mẫu:

Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) và theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đối với phân tích nhân tố EFA, cỡ mẫu tối thiểu phải lớn hoặc bằng 5 lần tổng số biến quan sát. Thơng qua nghiên cứu định tính với phương pháp chun gia phỏng vấn tay đơi và thảo luận nhóm, tác giả xác định mơ hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập với 35 biến quan sát, 1 biến phụ thuộc với 4 biến quan sát.

Như vậy kích thước mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 5 * 39 = 195.Tuy nhiên, vì nghiên cứu tính chất mang tính ứng dụng cao, đồng thời để gia tăng thêm độ tin cậy và có thể gạn lọc những bảng khảo sát khơng hợp lệ, tác giả chọn kích thước mẫu là 250, số bảng khảo sát thu lại được là 226 bảng (chiếm 90%) trong đó có 18 bảng khơng hợp lệ, như vậy tổng số bảng khảo sát được sử dụng làm dữ liệu thứ cấp để phân tích là 208 bảng.

Thống kê mẫu nghiên cứu

Dưới đây là mẫu nghiên cứu khảo sát đối với người lao động tại công ty CP Cấp nước Gia Định, tổng số bảng khảo sát được sử dụng để phân tích nghiên cứu là 208 bảng, được tác giả thống kê số lượng lao động nam, nữ theo trình độ học vấn, vị trí, độ tuổi, thâm niên và phịng ban cơng tác như sau:

Bảng 2.3: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 135 64.9 Nữ 73 35.1 Trình độ học vấn Sau Đại học 7 3.4 Đại học 30 14.4 Cao đẳng 53 25.5 Phổ thông 118 56.7 Vị trí/Chức vụ Trưởng phịng 17 8.2 Đội trưởng 8 3.8 Tổ trưởng 19 9.1 Nhân viên 58 27.9 Công nhân 106 51.0 Độ tuổi <25 tuổi 38 18.3 25 – <35tuổi 65 31.3 35- 45 tuổi 68 32.7 >45 tuổi 37 17.8 Thâm niên <1 năm 23 11.1 1 – < 3 năm 44 21.2 3 – 5 năm 60 28.8 >5 năm 81 38.9 Phòng Ban Phòng TCHC 10 4.8 Phòng Kế tốn 8 3.8 Phịng Thu ngân 32 15.4 Phòng Kế hoạch 8 3.8 Phòng Kinh doanh 12 5.8 Phòng Kỹ thuật 9 4.3 Phòng QLNKDT 12 5.8 Đội Quản lý Đồng hồ nước 17 8.2 Đội Duy ty 41 19.7 Đội Thi cơng 51 24.5 Phịng QLDA 8 3.8

Tổng cộng 208 100

2.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm định thông qua mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo có tương quan với nhau.

Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) dẫn theo Nunally & Burnstein 1994 và theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Và các biến có hệ số “Alpha nếu bỏ đi mục hỏi”

(Alpha If Item Deleted) phải nhỏ hơn hệ số Crombach Alpha (có nghĩa là loại bỏ các biến có hệ số Alpha If Item Deleted > hệ số Crombach’s Alpha).

Kết quả kiểm định Cronbach’s Aplha của từng biến quan sát cho kết quả như sau:

 Đối với nhân tố “Đặc điểm cơng việc” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo

 Đối với nhân tố “Thu nhập Phúc lợi” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo

 Đối với nhân tố “Điều kiện làm việc” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo, tuy nhiên kết quả cho thấy loại một biến quan sát DK3 “Thời gian làm việc linh động” có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi > hệ số Crombach’s Alpha. Tuy nhiên biến này có hệ số tương quan biến tổng lớn 0.3 (DK3 = 0.75), đồng thời biến quan sát này có ý nghĩa thực tế về việc tạo động lực cho NLĐ tại cơng ty. Do đó, tác giả quyết định giữ lại biến quan sát này.

 Đối với nhân tố “Đào tạo thăng tiến” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo, tuy nhiên kết quả cho thấy loại một biến quan sát DT5 “Có sự cơng bằng trong việc đánh giá kết quả thăng tiến”có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi > hệ số Crombach’s Alpha. Tuy nhiên biến này có hệ số tương quan biến tổng lớn 0.3 (DT5 = 0.704), đồng thời biến quan sát này có ý nghĩa thực tế về việc tạo động lực cho NLĐ tại cơng ty. Do đó, tác giả quyết định giữ lại biến quan sát này.

 Đối với nhân tố “Quan hệ trong cơng việc” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo, tuy nhiên kết quả cho thấy loại một biến quan sát QH7 “Đồng nghiệp khơng đùm đẩy cơng việc”có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi > hệ số Crombach’s Alpha. Biến quan sát này có hệ số tương quan biến tổng khơng lớn (QH7 = 0.359), nhưng hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Quan hệ trong công việc lớn hơn 0.8, nói lên rằng đây là thang đo tốt đồng thời biến quan sát “Đồng nghiệp khơng đùm đẩy cơng việc” có ý nghĩa thực tế về việc tạo động lực cho NLĐ tại cơng ty. Do đó, tác giả quyết định giữ lại biến quan sát này.

 Đối với nhân tố “Thương hiệu cơng ty” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo

 Đối với nhân tố “Động lực làm việc” có các biến quan sát đạt độ tin cậy của thang đo.

Như vậy, thông qua phương pháp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nói lên rằng các thang đo đều đạt độ tin cậy.

Bảng 2.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

STT Biến độc lập và biến phụ thuộc Số biến quan sát còn lại Hệ số Cronbach’s Aplha

1 Đặc điểm công việc 8 0.858 2 Thu nhập – Phúc lợi 7 0.884

3 Điều kiện làm việc 4 0.941 4 Đào tạo – Thăng tiến 5 0.929 5 Quan hệ trong công việc 7 0.802

7 Động lực làm việc 4 0.796

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Theo như kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0.6 đánh giá được độ tin cậy của thang đo. Với thang đo đạt độ tin cậy, tiếp theo tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.

2.2.3 Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & cộng sự, 1998).

Phân tích nhân tố khám phá EFA, nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, nếu 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

+ Đại lượng Barlett Test là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu sig kiểm định này bé hơn hoặc bằng 0.05 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết quả phân tích EFA.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 37)