Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Kết quả khảo sát về động lực làm việc của người laođộng tại Công ty CP

2.2.3 Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & cộng sự, 1998).

Phân tích nhân tố khám phá EFA, nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, nếu 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

+ Đại lượng Barlett Test là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu sig kiểm định này bé hơn hoặc bằng 0.05 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết quả phân tích EFA. + Hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn hoặc bằng 0.5 (theo Hair & ctg, 1998) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.

2.2.3.1 Phân tích EFA cho các biến độc lập

Kết quả sau khi phân tích nhân tố cho các biến độc lập rút ra được 7 nhân tố với hệ số KMO = 0.888 > 0.5, với tổng và phương sai trích 69.391% (đạt yêu cầu > 50%) nghĩa là 7 nhân tố rút ra giải thích hơn 69% biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố đều lớn 0.5 nên các biến đều quan trọng, đảm bảo ý nghĩa EFA. Mức ý nghĩa Sig =

0.000 < 0.05 có nghĩa thống kê, các biến quan sát có tương quan với nhau trong phạm vi tổng thể. Với các kết quả như trên, thang đo chấp nhận được, và hình thành 7 nhân tố khám phá như sau:

 Nhân tố thứ 1 gồm: TN5, TN6, TN3, TN2, TN4, TN7, TN1. Các biến quan sát này đều thuộc thành phần của nhân tố Thu nhập – Phúc lợi, do đó tác giả giữ nguyên tên gọi như ban đầu Thu nhập – Phúc lợi, ký hiệu TN.

 Nhân tố thứ 2 gồm: DT1, DT2, DT3, DT4, DT5. Các biến quan sát này đều thuộc thành phần của nhân tố Đào tạo – Thăng tiến, do đó tác giả giữ nguyên tên gọi như ban đầu Đào tạo – Thăng tiến, ký hiệu DT.

 Nhân tố thứ 3 gồm: CV3, CV6, CV2, CV5, CV8, CV4, CV7, CV1. Các biến quan sát này đều thuộc thành phần của nhân tố Đặc điểm cơng việc, do đó tác giả giữ nguyên tên gọi như ban đầu Đặc điểm công việc, ký hiệu CV.

 Nhân tố thứ 4 gồm: DK2, DK4, DK1, DK3. Các biến quan sát này đều thuộc thành phần của nhân tố Điều kiện làm việc, do đó tác giả giữ nguyên tên gọi như ban đầu Điều kiện làm việc, ký hiệu DK.

 Nhân tố thứ 5 gồm: TH3, TH2, TH4, TH1. Các biến quan sát này đều thuộc thành phần của nhân tốThương hiệu của cơng ty, do đó tác giả giữ nguyên tên gọi như ban đầu Thương hiệu của công ty, ký hiệu TH.

 Nhân tố thứ 6 gồm: QH1, QH2, QH3, QH4. Các biến quan sát này đều thuộc một phần của nhân tố ban đầu là Quan hệ trong công việc, tuy nhiên các biến quan sát của nhân tố khám phá mới này là tập hợp về mối quan hệ giữa Cấp trên trực tiếp và người lao động không bao gồm các biến quan sát mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau. Do đó tác giả gọi tên nhân tố khám phá này là Quan hệ với cấp trên, ký hiệu CT.

 Nhân tố thứ 7 gồm: QH6, QH5, QH7. Các biến quan sát này đều thuộc một phần của nhân tố ban đầu là Quan hệ trong công việc, tuy nhiên các biến quan sát của nhân tố khám phá này là tập hợp về mối quan hệ giữa Đồng nghiệp với nhau không bao gồm các biến quan sát mối quan hệ với Cấp trên. Do đó tác giả gọi tên nhân tố khám phá này là Quan hệ với đồng nghiệp, ký hiệu DN.

Chạy lại Cronbach’s Alpha cho 7 nhân tố đều đạt yêu cầu với Cronbach’s Alpha > 0,6. Như vậy có thể kết luận phân tích nhân tố là phù hợp.

Bảng 2.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha sau khi phân tích EFA

STT Các nhân tốsau khi phân tích EFA

Số biến quan sát cịn lại

Hệ số Cronbach’s Aplha

1 Đặc điểm công việc 8 0.858 2 Thu nhập – Phúc lợi 7 0.884

3 Điều kiện làm việc 4 0.941 4 Đào tạo – Thăng tiến 5 0.929 5 Thương hiệu của công ty 4 0.873 6 Quan hệ cấp trên 4 0.845

7 Quan hệ đồng nghiệp 3 0.796

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Như vậy kết quả cuối cùng sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA đã rút trích được 7 nhân tố độc lập với 35 biến quan sát so với 6 nhân tố ban đầu.

2.2.3.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Theo như kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc rút ra được 1 nhân tố với hệ số KMO = 0.789 > 0.5, với tổng và phương sai trích 62.188% (đạt yêu cầu > 50%) nghĩa là nhân tố rút ra giải thích hơn 62% biến thiên của dữ liệu. Mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 có nghĩa thống kê, các biến quan sát có tương quan với nhau trong phạm vi tổng thể. Như vậy, thang đo chấp nhận được.

Nhân tố phục thuộc gồm 4 biến quan sát: DL1, DL4, DL2, DL3. Các biến quan sát này đều thuộc thành phần của nhân tố Động lực làm việc, do đó tác giả giữ nguyên tên gọi như ban đầu Động lực làm việc, ký hiệu DL.

2.2.3.3 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Như vậy kết quả cuối cùng sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA đã rút trích được 7 nhân tố độc lập với 35 biến quan sát và 1 nhân tố phụ thuộc với 4 biến quan sát. Do đó, mơ hình nghiên cứu được hiệu chỉnh lại như sau:

Giả thuyết H1: Đặc điểm cơng việc có tác động tích cực đến ĐLLV của người lao động

Giả thuyết H2: Điều kiện làm việc có tác động tích cực đến ĐLLV của người lao động

Giả thuyết H3: Đào tạo – Thăng tiến có tác động tích cực đến ĐLLV của người lao động

Giả thuyết H4: Thu nhập và Phúc lợi có tác động tích cực đến ĐLLV của người lao động

Giả thuyết H5: Thương hiệu công ty có tác động tích cực đến ĐLLV của người lao động

Giả thuyết H6: Quan hệ với cấp trên có tác động tích cực đến ĐLLV của người lao động

Giả thuyết H7: Quan hệ với đồng nghiệp có tác động tích cực đến ĐLLV của người lao động

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

(Nguồn: Mơ hình tác giả đề xuất)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)