Một số dụng cụ cần thay thế đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 95 - 99)

STT Dụng cụ cần ưu tiên thay thế Số lượng thay thế/mua mới Chi phí ước tính Thời gian áp dụng

1 Túi xách thu tiền điện 50 cái 2.500.000đ 6.2018 2 Máy Handhled 10 cái 15.000.000đ 9.2018 3 Kệ đưng hồ sơ lưu trữ 3 cái 3.000.000đ 9.2018

Tạo dựng được môi trường làm việc thân thiện, an toàn với sự trang bị đầy đủ các cơng cụ làm việc giúp cho NLĐ có thể hồn thành cơng việc thuận lợi, thoải mái hơn trong tinh thần làm việc và giúp gia tăng hiệu suất công việc.

Giải pháp 2: Xây dựng chỗ nghỉ trưa và nhà ăn chung cho nhân viên

Cơng ty có thể xây dựng thêm phịng nghỉ cho nhân viên để người lao động có thể nghỉ ngơi vào thời gian nghỉ trưa, nhu cầu ngủ trưa của nhân viên cao vì hiện tại vào giờ nghỉ trưa đa số mọi người thường ngủ gục trên bàn làm việc, hay ngủ trên ghế…và khi người nhân viên khơng được khỏe cần một nơi để có thể nghỉ ngay thời điểm đó thay về xin phép về sớm, vì vậy có một nơi nghỉ ngơi thực sự rất cần thiết sẽ khiến nhân viên có sức khỏe tốt hơn, tinh thần làm việc sẽ tốt và mang lại hiệu quả công việc cao hơn.

Và đồng thời xây dựng thêm khu vực nhà ăn chung cho người lao động để mọi người có thể vừa nghỉ trưa vừa có thể gặp gỡ trao đổi với nhau hay cũng là nơi có thể giải quyết những hiểu lầm nho nhỏ trong công việc.

Xây dựng thực đơn bữa ăn dinh dưỡng hơn cho người lao động. Hiện tại giá hỗ trợ mỗi bữa ăn cho công nhân viên là 20.000 đồng/người đối với nhân viên văn phịng thì hàm lượng thức ăn đó đủ no, nhưng đối với cơng nhân sản xuất trực tiếp, họ phải làm những cơng việc tay chân nặng nhọc thì bấy nhiêu thức ăn đó khơng đủ đảm bảo sức khỏe. Do vậy, công ty nên tăng hàm lượng thức ăn cho công nhân tác giả đề xuất giá thành hợp lý hơn nhưng vẫn phù hợp với chi phí của cơng ty (25.000 đồng/người).

Giải pháp 3: Xây dựng môi trường làm việc linh động và phù hợp

Thời gian làm việc được người lao động đánh giá là linh hoạt, sự linh hoạt trong giờ giấc giúp người lao động cảm thấy thoải mái hơn tuy nhiên thực tế hiện tại cũng còn rất nhiều trường hợp đi trễ, về sớm, sử dụng thời gian làm việc để làm việc riêng…vì vậy cần phải quản lý chặt chẽ lại thời gian làm việc, có những quy định và xử lý kỷ luật hơn với những trường hợp tái phạm quá nhiều.

Hiện tại có một số cơng việc như duy tu, sửa chữa với tính chất phải thực hiện ngồi trời nắng, nóng hay mưa gió khiến nhân viên cũng chưa thực sự hài lịng, mặc dù đây là tính chất cơng việc nhưng để thúc đẩy ĐLLV cho nhân viên cơng ty nên có những chính sách hỗ trợ tài chính thêm cho những người lao động này và sắp xếp lịch trực thay phiên nhau, linh động hơn để người lao động có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.

Tạo điều kiện để nhân viên được giao lưu với nhau: ngoài việc tổ chức các chuyến du lịch hàng năm cần có những buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, gặp gỡ nhau để nhân viên có cơ hội thể hiện bản thân cũng như có điều kiện tiếp xúc gặp gỡ thêm các nhà quản lý và học hỏi.

Hiệu quả kỳ vọng

- Sửa chữa, thay thế những dụng cụ làm việc đã cũ khơng cịn phù hợp giúp cho người lao động thuận tiện hơn trong quá trình làm việc.

- Xây dựng mơi trường làm việc năng động, thời gian làm việc linh hoạt phù hợp giúp cho người lao động cảm thấy hưng phấn hơn, thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động.

3.2.2.5 Giải pháp về nhân tố “Quan hệ với cấp trên”

Mục tiêu giải pháp

Quan hệ với cấp trên là nhân tố quan trọng thứ năm có sự ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp nhằm cải hiệu quả đào tạo và chính sách thăng tiến để giúp nhân viên có động lực làm việc tốt hơn. Những giải pháp này có thể được áp dụng ngay từ năm 2018 và áp dụng thường xuyên.

Giải pháp 1: Mở rộng hoạt động giao lưu giữa lãnh đạo và nhân viên

Hằng năm công ty cần mở rộng hơn các hoạt động giao lưu giữa lãnh đạo và nhân viên, tạo điều kiện để cấp trên được tiếp xúc của cấp dưới nhiều hơn, hiểu được những nhu cầu, mong muốn cũng như hiện trạng làm việc của nhân viên để từ đó có các quyết định hợp lý nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tạo tính kết dính giữa các cá nhân trong tổ chức.

Hiện nay hằng năm Cơng ty có tổ chức du lịch cho toàn thể nhân viên, tuy nhiên chỉ được thực hiện mỗi năm một lần và số lượng khá đơng nên nhân viên ít có cơ hội giao lưu, chia sẻ tâm tư với nhau hơn. Do đó, tác giả đề xuất cơng ty có thể xây dựng thêm các buổi sinh hoạt hay buổi tiệc ăn uống thân mật nho nhỏ giữa cấp trên và các thành viên trong từng phịng ban với nhau, góp phần gia tăng tần suất giao lưu cũng góp phần giúp cấp trên và nhân viên hiểu nhau hơn.

- Cách thức tổ chức: mỗi phòng ban sẽ chọn 1 người đại diện tổ chức tiệc cho mọi người và chu kỳ sẽ được xoay vòng giữa các thành viên, người tổ chức sẽ lên chương trình và ước tính chi phí.

- Thời gian tổ chức: mỗi quý sẽ tổ chức một lần và thời gian diễn ra có thể linh động tùy theo từng quý.

- Chi phí tổ chức: Để có thể mang lại cho nhân viên và cấp trên sự gắn kết hơn trong cơng việc và từ đó mang lại hiệu quả cơng việc tốt hơn, cấp trên nên xây dựng kế hoạch chi tiết cũng như những ý nghĩa và lợi ích của hoạt động sinh hoạt và xin sự hỗ trợ từ lãnh đạo công ty. Thông thường tiệc buffet hay picnic có chi phí khoảng 250.000 đồng/người. Ngồi ra, tác giả đề xuất mỗi phịng ban nên có quỹ riêng cho tiệc tùng mỗi tháng vào các dịp sinh nhật, dịp lễ, đóng quỹ mỗi tháng 100.000 đồng/người.

- Đối tượng tham gia: cấp trên và nhân viên của từng phòng ban, hoạt động gắn kết chỉ được thực hiện khi có sự tham gia của cấp trên và nhiều hơn 75% nhân viên trong cùng phòng/ban/đội.

Giải pháp 2: Nâng cao kỹ năng quan sát, lắng nghe ý kiến của nhân viên

Bên cạnh các hoạt động giao lưu gặp gỡ, nhà quản lý cần lắng nghe ý kiến của nhân viên, để họ cùng tham gia vào cơng tác quản lý của doanh nghiệp, việc này hồn tồn khơng làm giảm uy tín của nhà quản lý mà trái lại sẽ làm nhân viên cảm thấy yên tâm, kính phục cấp trên của mình hơn.

Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân viên trước khi diễn ra các cuộc họp nhằm góp ý các giải pháp, sáng kiến cho công ty. Và Ban Giám Đốc nên duy trì các buổi họp hàng tháng để lắng nghe ý kiến của nhân viên và cùng các phịng ban rà sốt lại các cơng tác được giao từ đó cùng nhau đưa ra phương hướng thực hiện tiếp theo và giúp nhân viên tháo gỡ khó khăn.

Gia tăng thêm các buổi trao đổi nhóm, tạo điều kiện cho cấp trên và nhân viên chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến với nhau. Ngồi ra, cấp trên nên có những buổi trao đổi riêng với những nhân viên đang có xu hướng mất ĐLLV nghiêm trọng hay những nhân viên có thái độ bất hợp tác, bất mãn với cấp trên để có thể lắng nghe suy nghĩ của họ, để biết những khó khăn của họ và cùng nhau giải quyết những khúc. Đồng

thời cấp trên cũng gặp gỡ trao đổi với những nhân viên còn e ngại trước đám đông để biết thêm về suy nghĩ, cách làm việc và những ý kiến cá nhân của họ.

Ngoài ra, nhà quản lý cũng cần nâng cao các kiến thức, kỹ năng mà một người lãnh đạo cần có thơng qua việc liên tục trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp những thay đổi của thời đại, của chính sách và định hướng phát triển của cơng ty. Cơng ty có thể cho các nhà quản lý của cơng ty tham gia các khóa đào tạo như bảng 3.7 bên dưới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần cấp nước gia định (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)