2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 Kết quả khảo sát sơ bộ
Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ với 41 biến quan sát (4 yếu tố độc lập với 37 biến quan sát và 1 yếu tố phụ thuộc với 4 biến quan sát) (Phụ lục 5A) được gửi đến 100 nhân viên của Công ty (trừ cấp Partner), kết quả thu được tổng cộng 60 phiếu đạt yêu cầu, tác giả đã tiến hành mã hóa dữ liệu như bảng 2.4 (các biến quan sát mới được in nghiêng), rồi nhập dữ liệu vào SPSS 20.
Bảng 2.4: Mã hóa thang đo khảo sát sơ bộ
Công việc Mã
hóa Nguồn
1 Cơng việc của Anh/ Chị thú vị CV1 Trần Thị Kim
Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy
2 Anh/ Chị được ghi nhận trong công việc CV2
3 Anh/ Chị có quyền hạn tương ứng với trách nhiệm CV3
4 Anh/ Chị được chủ động trong công việc CV4
5 Anh/ Chị đam mê công việc CV5
Định tính
6 Anh/ Chị có nhiều thử thách trong công việc CV6
7 Công việc của Anh/ Chị được hướng dẫn rõ ràng CV7
8
Công việc của Anh/ Chị được gặp gỡ khách hàng ở các vị trí cao (như Chủ tịch HĐQT , Giám Đốc tài chính,Giám đốc điều hành, Kế tốn trưởng…)
CV8
9 Khối lượng công việc phù hợp với khả năng của Anh/
Chị CV9
10 Anh/ Chị được sử dụng tiếng Anh trong làm việc, trao
đổi để tăng khả năng ngoại ngữ CV10
11 Thời gian làm việc của Anh/ Chị linh hoạt, khơng bó
buộc CV11
thân
13 Địa điểm làm việc tại trung tâm thành phố, đẹp, thuận
tiện đi lại CV13
14 Anh/ Chị học hỏi được nhiều kiến thức và kỹ năng
trong cơng việc CV14
Các chính sách, chế độ đãi ngộ
15 Cơng ty có chính sách lương cơng bằng ( trong nội bộ
công ty) CS1
Trần Thị Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy 16 Cơng ty có chính sách thưởng tương xứng với năng
lực CS2
17 Cơng ty có chính sách phúc lợi thỏa đáng CS3 18 Cơng ty có chính sách thăng tiến rõ ràng CS4 19 Cơng ty có chính sách đào tạo và phát triển nghề
nghiệp CS5
20 Cơng ty có tổ chức du lịch 1 lần/ năm CS6
Định tính
21 Cơng ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ CS7
22 Cơng ty đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ
theo quy định của nhà nước
CS8
23 Công ty trả lương cho Anh/ Chị đầy đủ và đúng hạn CS9
24 Công ty tổ chức các hoạt động thể thao cho các Anh/
Chị tham gia
CS10
25 Cơng ty có chính sách lương cạnh tranh so với thị
trường
CS11
Mối quan hệ tại nơi làm việc
26 Cấp trên tôn trọng và tin cậy Anh/ Chị QH1 Trần Thị Kim Dung & 27 Cấp trên tận tình hướng dẫn Anh/ Chị trong công việc QH2
28 Đồng nghiệp luôn phối hợp với Anh/ Chị khi làm việc QH3 Nguyễn Ngọc Lan Vy 29 Đồng nghiệp luôn chia sẻ kinh nghiệm với Anh/ Chị
khi cần thiết
QH4
30 Cấp trên hiểu sự áp lực trong công việc của Anh/ Chị QH5
Định tính
31 Cấp trên bảo vệ quyền lợi của nhân viên QH6
32 Có nhiều nhân viên trẻ đẹp QH7
33 Đồng nghiệp của Anh/ Chị vui vẻ hòa đồng QH8
34 Đồng nghiệp năng động, nhiệt huyết QH9
Thương hiệu Công ty
35 Anh/ Chị tự hào về thương hiệu Công ty TH1 Trần Thị Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy 36 Anh/ Chị tin tưởng vào tương lai phát triển của
Công ty
TH2
37 Anh/ Chị đánh giá cao dịch vụ của Công ty TH3
Động lực làm việc
38 Anh/ Chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại
DL1 Trần Thị Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy 39 Anh/ Chị được động viên trong công việc DL2
40 Anh/ Chị làm việc với tâm trạng tốt nhất DL3
41 Anh/ Chị ln tìm giải pháp thực hiện cơng việc một
cách tốt nhất
DL4
Định tính
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)
Bước 1.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Để biết được thang đo có yếu tố nào bị loại trừ hay giữ lại để đưa vào mơ hình nghiên cứu chính thức thì cần phải dựa vào các tiêu chí sau:
hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tuy nhiên, dựa trên xét đoán của người thực hiện đối với thực tế doanh nghiệp đang cơng tác, có thể có những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 vẫn được giữ lại vì bản chất của biến quan sát này là quan trọng với trường hợp của doanh nghiệp, và sẽ tiếp tục chạy phân tích nhân tố khám phá EFA trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là loại bỏ hay giữ lại biến này trong mơ hình.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trong khảo sát sơ bộ biến Công việc
Yếu tố “Cơng việc”: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,777 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 12 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3; riêng biến quan sát CV11 và CV13 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0,196 và 0,283 nên bị loại, do đó chỉ có 12 biến cịn lại đạt u cầu, tác giả tiếp tục loại biến trên cơ sở này để đạt kết quả cuối cùng như phụ lục 6A.
Yếu tố “Công việc” sau khi loại biến CV11 và CV13: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,794 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 12 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trong khảo sát sơ bộ biến Chính sách
Yếu tố “Chính sách” : có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,801 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 9 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu, riêng biến quan sát CS4 và CS9 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0,275 và 0,271 nên bị loại, do đó chỉ có 9 biến cịn lại đạt u cầu. Tác giả tiếp tục loại biến trên cơ sở này để đạt kết quả cuối cùng như bảng ở phụ lục 6A.
Yếu tố “Chính sách” sau khi loại các biến CS4, CS9 và CS10: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,806 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 8 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trong khảo sát sơ bộ biến Mối quan hệ
Yếu tố “Mối quan hệ”: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,796 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 8 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu. Riêng biến quan sát QH7 có hệ số tương quan biến tổng là 0,211 nên bị loại, do đó chỉ có 8 biến cịn lại đạt u cầu.
Yếu tố “Mối quan hệ”: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,834 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 8 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu, kết quả trình bày ở phụ lục 6A.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trong khảo sát sơ bộ biến thương hiệu
Yếu tố “Thương hiệu”: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,848 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu như trình bày ở phụ lục 6A.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trong khảo sát sơ bộ biến Động lực làm việc
Yếu tố “Động lực”: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,733 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu; riêng biến quan sát DL4 có hệ số tương quan biến tổng là 0,198 nên bị loại, do đó chỉ có 3 biến cịn lại đạt yêu cầu.
Yếu tố “Động lực” sau khi loại các biến khơng đạt u cầu có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,822 đạt yêu cầu, hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát trong thành phần này đều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu, kết quả trình bày ở phụ lục 6A.
Kết luận: Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo và so sánh từng biến với hệ số tương quan biến tổng ta thấy rằng thang đo đạt yêu cầu, nhưng có 6 biến quan sát bị loại là CV11, CV13, CS4, CS9, QH7 và DL4.
Bước 1.2. Phân tích nhân tố EFA
Để đảm bảo độ chính xác cao cho việc xác định các thành phần cần thiết ảnh hường đến động lực làm việc của nhân viên kiểm tốn là: 1. Cơng việc, 2. Chính sách và chế độ đãi ngộ, 3. Quan hệ nơi làm việc, 4. Thương hiệu công ty; tác giả tiến hành thực hiện phân
tích nhân tố khám phá EFA dựa trên các tiêu chí sau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):
- Chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 và kiểm định Bartlett’s phải có ý nghĩa thống kê (Sig < hoặc = 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,5. Nếu có biến tải ở 2 nhân tố thì phải chênh nhau >=0,3
- Thang đo được chấp nhận khi tổng thể phương sai trích phải >= 50% và Eigenvalues có giá trị > 1.
Tác giả đưa 32 biến quan sát vào phân tích và có kết quả thể hiện trong phụ lục 6B và bảng 2.5 dưới đây như sau:
KMO = 0,692
Bartlett’s: Sig. = 0,000
Tổng phương sai trích = 73,032
- Chỉ số KMO = 0,692 > 0,5, như vậy phân tích EFA hồn tồn phù hợp
- Kiểm định Bartlett’s cho giá trị p-value (Sig.)=0,000 < 0,05; như vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
- Tiêu chuẩn eigenvalue > 1, tổng phương sai trích là 73,032% > 50%, điều này có nghĩa là 8 nhân tố này giải thích được 73,032% biến thiên của dữ liệu.
- Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố từ 0,5 trở lên; riêng biến quan sát CV8 có tải hệ số lên 2 nhân tố 1 và 8 với giá trị lần lượt là 0,591 và 0,585; chênh lệch giữa giá trị 2 hệ số tải nhân tố này nhỏ hơn 0,3 nên loại biến CV8, và các biến CV1, CV3, CV5, CV7, CV10, CS5 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.
Bảng 2.5: Kết quả phân tích EFA trong khảo sát sơ bộ
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6 CS1 0,857 CS3 0,830 CS2 0,796 CV8 0,723 CS11 0,717 QH9 0,834 QH8 0,818 QH4 0,717 QH3 0,679 CS7 0,957 CS6 0,882 CS8 0,875 QH5 0,779 QH6 0,748 QH1 0,742 QH2 0,717 TH2 0,853 TH1 0,785 TH3 0,594 CV4 0,766 CV9 0,727 CV6 0,714 Điểm dừng trước 6,876 2,744 2,358 1,787 1,414 1,224
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)
KMO = 0,718 Bartlett’s: Sig. = 0,000 Tổng phương sai trích = 74,560
Từ ma trận xoay các biến quan sát đưa vào phân tích EFA được chia thành 6 nhân tố, trong đó tác giả tiến hành đặt lại tên một số nhân tố theo kết quả của phân tích khám phá EFA. Nhân tố Chính sách lương, thưởng được chia thành: Chính sách và Chế độ,
nhân tố Mối quan hệ được chia thành: Mối quan hệ với cấp trên và Mối quan hệ với đồng nghiệp.
Chi tiết biến quan sát của các nhân tố như sau:
- Nhân tố thứ 1 gồm 5 biến quan sát: (1) Cơng ty có chính sách lương cơng bằng (trong nội bộ cơng ty), (2) Cơng ty có chính sách phúc lợi thỏa đáng, (3) Cơng ty có chính sách thưởng tương xứng với năng lực, (4) Công việc được gặp gỡ khách hàng ở các vị trí cao, (5) Cơng ty có chính sách lương cạnh tranh so với thị trường. Nhân tố này được đặt tên là “Chính sách lương thưởng”.
- Nhân tố thứ 2 gồm 4 biến quan sát: (1) Đồng nghiệp năng động nhiệt huyết, (2) Đồng nghiệp vui vẻ hòa đồng, (3) Đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm khi cần thiết, (4) Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc. Nhân tố này được đặt tên là “Quan hệ với đồng nghiệp”.
- Nhân tố thứ 3 gồm 3 biến quan sát: (1) Công ty tổ chức khám sức khỏe định kì, (2) Cơng ty tổ chức du lịch 1 lần/ năm, (3) Công ty đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ theo quy định của nhà nước. Nhân tố này được đặt tên là “Chế độ”.
- Nhân tố thứ 4 gồm 4 biến quan sát: (1) Cấp trên hiểu áp lực trong công việc của nhân viên, (2) Cấp trên bảo vệ quyền lợi của nhân viên, (3) Cấp trên tôn trọng và tin cậy nhân viên, (4) Cấp trên tận tình hướng dẫn trong cơng việc. Nhân tố này được đặt tên là “Quan hệ với cấp trên”.
- Nhân tố thứ 5 gồm 3 biến quan sát: (1) Tự hào về thương hiệu công ty, (2) Tin tưởng vào tương lai phát triển của Công ty, (3) Đánh giá cao dịch vụ của Công ty. Nhân tố này được đặt tên là “Thương hiệu công ty”.
- Nhân tố thứ 6 gồm 3 biến quan sát: (1) nhân viên được chủ động trong công việc, (2) khối lượng công việc phù hợp với khả năng của nhân viên, (3) nhiều thử thách trong công việc. Nhân tố này được đặt tên là “Công việc”.
Như vậy từ 4 yếu tố ban đầu đã thành 6 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kiểm tốn: 1. Chính sách lương thưởng; 2. Quan hệ với đồng nghiệp; 3. Chế độ; 4. Quan hệ với cấp trên; 5. Thương hiệu công ty; 6. Cơng việc.
Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam được thể hiện thơng qua sơ đồ 2.7 sau:
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu đề nghị cho Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Việt Nam
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)