8. Kết cấu của luận án
4.2.3. Với doanh nghiệp
− Các doanh nghiệp cần nhìn nhận các trường đại học là một động lực của phát triển kinh tế, cần xác định đúng vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với cơ sở đào tạo đại học để có sự phối hợp, liên kết đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của chính doanh nghiệp. Từđó, doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác với nhà trường thể hiện qua quan hệ giữa cung và cầu, giữa đào tạo và sử dụng, sự đóng góp và hợp tác của sản xuất, kinh doanh đối với đào tạo và tác động của mối quan hệ này với việc nâng cao chất lượng đào tạo.
− Chủ động hoạch định nhu cầu về nguồn nhân lực, thường xuyên trao đổi thông tin với nhà trường về nhu cầu đào tạo, các lĩnh vực quan tâm đến nguồn nhân lực, các kỹ năng, năng lực cần thiết.
− Cung cấp giảng viên đào tạo thực tế, tham gia góp ý xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế, cung cấp học bổng, hỗ trợ thực hành và tài trợ các chương trình thực tế cho các trường, phối kết hợp với giảng viên trong nghiên cứu, tư vấn, chuyên giao và phổ biến công trình nghiên cứu. Cùng với trường đại học xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu
của từng vị trí công việc trên thị trường lao động. Về phía doanh nghiệp cũng cần phải tham gia kiểm định chất lượng đào tạo cùng với nhà trường.
− Tham gia cùng với nhà trường tổ chức các diễn dàn nghề nghiệp, tuyển dụng, quảng bá thông tin tuyển dụng, đặt hàng trường đại học trong việc đào tạo,
đào tạo lại, đào tạo nâng cao, trao đổi các lĩnh vực liên quan đến nghiệp vụ. Quá trình hợp tác được trải đều từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (Phụ lục 4).
− Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính, khi sử dụng sinh viên tốt nghiệp, DN trả cho trường một khoản phí (phí đào tạo nghề) bằng 0,5% quỹ
lương của doanh nghiệp. Trong trường hợp các sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp mà có đóng góp cho hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp sẽ trích một phần doanh thu đó trả cho nhà trường đểđầu tư trở lại cho đào tạo.
− Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa nhà trường và DN có tác
động tích cực tới việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học, vấn đề là làm thế nào để “luật hoá” được mối quan hệ này theo hướng thị trường lao động, muốn như vậy DN phải đặt hàng cơ sởđào tạo và sau đó DN cũng sẽ phải nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp vào làm việc.
PHẦN KẾT LUẬN