Hợp tác nhà trường và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 129 - 131)

8. Kết cấu của luận án

4.1.6. Hợp tác nhà trường và doanh nghiệp

4.1.6.1. Hợp tác về trao đổi thông tin

Cần có sự liên kết thường xuyên giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Giới thiệu việc làm. Nhà trường thông qua

Trung tâm này cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về khả năng của trường trong đào tạo nhân lực trình độ đại học; Thu nhận thông tin về nhu cầu và tổ chức

đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp và người lao

động. Các doanh nghiệp có thể thông qua Trung tâm cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của đơn vị mình (số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo) và khả năng hợp tác với nhà trường trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Khảo sát thị trường lao động và các doanh nghiệp tại địa phương để thu thập và cập nhật được các thông tin về nhu cầu lao động các cấp trình độ và ngành nghề

khác nhau trong phạm vi địa phương, từng doanh nghiệp trên địa bàn nơi có nhà trường. Các cơ sở đào tạo cần thiết lập mối quan hệ tốt và thường xuyên với các doanh nghiệp là khách hàng của mình để có những thông tin về nhu cầu nhân lực của họ cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghềđào tạo. 4.1.6.2. Tham gia đào tạo

Nhà trường và doanh nghiệp cùng hợp tác về thiết kế và xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo. Giáo trình và kế hoạch đào tạo được thiết kế một cách thiết thực nhất, tránh tình trạng đào tạo những cái mà xã hội không cần. Tùy theo từng vị

trí công việc trong DN sẽ thiết kế nội dung chương trình về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Các DN cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo thông qua cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình. Tuy nhiên, ngoài đào tạo theo nhu cầu cảu DN, nhà trường còn phải đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo, phải

đào tạo ra những con người có khả năng tự học để học tập suốt đời.

Doanh nghiệp tham gia các hoạt động giảng dạy ở trường tương ứng với chương trình và kế hoạch mà hai bên nhà trường và doanh nghiệp đã lập ra

Thời lượng thực tập của sinh viên nên bố trí ít nhất 6 tháng trở lên, để sinh viên có thể làm được một phần việc trọn vẹn, ngược lại phía doanh nghiệp cũng có

Việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập cần phải được thông qua bởi cả hai phía nhà trường và doanh nghiệp. Từđó, tránh tình trạng thông qua kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo một cách chủ quan và phiến diện.

4.1.6.3. Hỗ trợ về tài chính

- Ngoài kinh phí nhà nước cấp cho các cơ sở đào tạo, các DN cần đóng góp các nguồn lực cho quá trình đào tạo: kinh phí, tài liệu, trang thiết thiết bị phục vụ

giảng dạy và học tập.

- Để giúp các sinh viên tiết kiệm thời gian và các chi phí tìm việc. Các DN ngoài việc chủ động nhận các SV phù hợp cho đơn vị mình còn giới thiệu SV tốt nghiệp vào làm việc tại các DN khác có cùng ngành, nghề.

- Căn cứ vào tình hình thực tế và sự hỗ trợ về mặt tài chính của DN, nhà trường xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại, điều chỉnh các chương trình đào tạo đang hiện hành (bao gồm các theo chương trình đào tạo chính quy và không chính quy) để kịp thời cung ứng lao động, đáp ứng nhu cầu của các DN (về số lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và chất lượng đội ngũ).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 129 - 131)