8. Kết cấu của luận án
1.4.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trình độ đại học
được xây dựng trên lý thuyết của Ball (1995) về chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu của khách hàng, Deming (1950) về quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ
chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo, Tagenbaum (1991), Stora và Montaigne (1995) khi phân tích quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM) đều cho rằng cần thiết phải xác định nhu cầu chung và các nhu cầu đặc thù của từng loại khách hàng và nhu cầu trong
từng khâu của quá trình đào tạo. Hill (1995) xác định nhân tố mục tiêu và nội dung dạy học, trong khi đó các nghiên cứu khác đề cập đến chất lượng đội ngũ giảng viên (Kwek, Tan, Lau, 2010). Các nghiên cứu đều đưa chung biến độc lập cơ sở vật chất và tài chính động đến chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó là các biến quản lý và và kiểm tra đánh giá (Kwek, Tan, Lau, 2010; Nguyen, 2008; Phan, 2006). Olsen (2004) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra nhân tố hợp tác là mối liên hệ giữa nhà SX và KH cũng như nhà trường và doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận hệ thống, quá trình đào tạo là quá trình có thể điều khiển được thông qua các mối liên hệ chặt chẽ
trong quản lý đào tạo như: Chương trình đào tạo; Đội ngũ giảng viên; Cơ sở vật chất; Quản lý đào tạo; Kiểm soát chất lượng đào tạo; Hợp tác đào tạo ... Dưới tác động của quản lý, tuỳ thuộc vào yêu cầu đào tạo trong từng giai đoạn mà các yếu tố này có những ưu tiên nhất định. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì các yếu tố đó phải
được phối hợp đồng bộ trong toàn bộ các hoạt động của quá trình đào tạo. Căn cứ vào các nghiên cứu trước tác giảđề xuất mô hình nghiên cứu như sau (xem hình 1.5).
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
H5 H1 H2 H3 H6 H4 Chất lượng đào tạo trình độ đại học Hợp tác của doanh nghiệp Chương trình đào tạo Chất lượng đội ngũ giảng viên Cơ sở vật chất Quản lý đào tạo Kiểm soát chất lượng đào tạo
Trên cơ sở 6 nhóm nhân tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân lực trình
độđại học. Cơ sởđểđưa ra các giả thuyết dựa trên các kết quả nghiên cứu trước của Olsen (2004) về mối quan hệ nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp.
- Giả thuyết H1: Hợp tác của doanh nghiệp trong đào tạo tỷ lệ thuận với chất lượng đào tạo
- Giả thuyết H2: Chương trình đào tạo tác động dương lên chất lượng đào tạo - Giả thuyết H3: Chất lượng đội ngũ giảng viên tỷ lệ thuận với chất lượng đào tạo - Giả thuyết H4: Cơ sở vật chất tác động dương đến chất lượng đào tạo
- Giả thuyết H5: Quản lý đào tạo tác động dương đến chất lượng đào tạo - Giả thuyết H6: Kiểm soát chất lượng đào tạo tác động dương đến chất lượng
đào tạo.
Bảng 1.6. Mô tả các biến độc lập
Hợp tác của doanh nghiệp Biến quan sát Trao đổi thông tin.
Kerr (1987), Auspitz, King (2000), Geisler (1993), Phan (2006)
- Tần suất (thường xuyên, ít...)
- Chất lượng (chính xác, cập nhật, đầy đủ)
- Nội dung (kế hoạch, chương trình, người liên quan)
Tham gia đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.
Geisler (1995), Roth (2002), Phan (2006)
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch đào tạo - Tham gia các hoạt động giảng dạy ở trường
- Tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập tại DN - Tham gia hướng dẫn SV làm khoá luận
- Tham gia kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
Hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và việc làm.
Robert, Tissen (2006), Phan (2006)
- DN hỗ trợ kỹ thuật (trang thiết bị) - DN tài trợ sinh viên
- DN tài trợ các hoạt động phong trào - DN hỗ trợ giảng viên thực tập ở DN
- Tạo điều kiện và cơ hội việc làm cho SV ở DN
Biến quan sát Chương trình đào tạo
Hill (1995), Ham and Hayduk (2003), Tran (2004), Kwek, Tan, Lau (2010)
- Chương trình đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn - Cập nhật kiến thức, bổ sung điều chỉnh nội dung
Hợp tác của doanh nghiệp Biến quan sát Chất lượng đội ngũ giảng
viên
Nguyen (2008), Phan (2006) McInnis (2002), Neave (1991), Kwek, Tan, Lau(2010)
- Giảng viên vừa dạy lý thuyết chuyên môn, vừa dạy thực hành cơ bản tại DN
- Giảng viên học hỏi thêm kinh nghiệm
Cơ sở vật chất
Nguyen (2008), Phan (2006), Kwek, Tan, Lau(2010)
- Cung cấp tài liệu mới nhất - Đầu tư trang thiết bị dạy học - Đóng góp kinh phí
- Thành lập vườn ươm tài năng
Quản lý đào tạo
Nguyen H.C(2008), Phan (2006),
Kwek, Tan, Lau(2010)
- Đổi mới về kế hoạch - Tổ chức điều chỉnh bộ máy
- Tổ chức các bộ phận tư vấn, điều phối kiểm tra duy trì sự hợp tác nhà trường và DN
Kiểm soát chất lượng đào tạo
Nguyen (2008), Phan (2006), Kwek, Tan, Lau(2010)
- Phối hợp NT & DN trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
- Chuyên gia là đại diện DN chấm thi các môn học và thi tốt nghiệp
- Đánh giá chất lượng đào tạo trong môi trường thực tế của DN
- Cung cấp hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí nghề nghiệp
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
- Mô tả các biến phụ thuộc chất lượng đào tạo
Bảng 1.7. Biến phụ thuộc Biến quan sát Chất lượng đào tạo Nguyen (2008), Phan (2006) Kwek, Tan, Lau(2010)
- Phẩm chất chính trị, đạo đức của SV tốt nghiệp thông qua
đánh giá của nhà tuyển dụng
- Kiến thức chuyên môn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Khả năng giải quyết vấn đề chuyên môn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sau khi tổng quan và phân tích những lý luận trong các nghiên cứu trước đây về một số nội dung: chất lượng, đào tạo, chất lượng đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng; hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, chương 1 đã tổng kết và luận giải chất lượng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Hợp tác với DN, chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, quản lý đào tạo, kiểm soát chất lượng. Đồng thời, đề tài nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như thế nào, yếu tố này cũng được xác định và làm rõ dựa trên những gợi ý từ các nghiên cứu trước, kinh nghiệm quốc tế và từ kết luận của cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác. Những vấn đề nêu trên chính là căn cứ cho việc hình thành mô hình nghiên cứu về chất lượng đào tạo được thể hiện trong chương này. Tất cả các thước đo cho các yếu tố cấu thành mô hình lý thuyết cũng được xác định cụ thể phục vụ cho việc đo lường các yếu tố này. Để xác định tính chính xác của mô hình, cần phải thực hiện bước nghiên cứu tiếp theo để kiểm định mối quan hệ giữa các biến và và ý nghĩa của mô hình. Nhiệm vụ này tiếp tục được giải quyết trong các chương tiếp theo để làm tiền đề cho các đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Chương 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 2.1. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu mô tả...trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết và các nghiên cứu điển hình về chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.