Tình hình việc làm của lực lượng lao động đã qua đào tạo trình độ đạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 94 - 96)

8. Kết cấu của luận án

3.2.4. Tình hình việc làm của lực lượng lao động đã qua đào tạo trình độ đạ

giá sự phù hợp của các chuẩn đó so với nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp, nhà nước, người sử dụng lao động. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành khác, các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng tổ chức 13 Hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội, qua đó có trên 600 hợp đồng, thoả

thuận đào tạo và sử dụng lao động giữa các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao

động và các trường đại học, cao đẳng được ký kết với hơn 10.000 lao động được

đào tạo theo đặt hàng.

Ngoài ra, một số vấn đềđã được quan tâm hơn như chuẩn hoá giảng viên đại học, chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo các trường đại học, chuẩn hoá chương trình đào tạo, hiện đại hoá chương trình và điều kiện đào tạo qua hợp tác với các đại học có uy tín

ở nước ngoài, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin, đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học tiếp tục được hoàn thiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học đã được ban hành, làm căn cứ pháp lý cho các trường tổ chức triển khai thực hiện và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý các cấp, cụ thể là: Quy chế về tuyển sinh,

đào tạo; quy định về đào tạo liên thông, liên kết; quy chế đào tạo trình độ đại học; công khai trong giáo dục; chế độ làm việc của giảng viên; điều lệ trường đại học; thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học; tổ chức và hoạt động của đại học tư thục,… Hiện nay Luật Giáo dục đại học đã được ban hành. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác kiểm định như: các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, quy trình kiểm định kèm theo các văn bản hướng dẫn đã được xây dựng làm tiền đề cho việc triển khai công tác kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học và các chương trình đào tạo.

3.2.4. Tình hình vic làm ca lc lượng lao động đã qua đào to trình độđại hc đại hc

Tỷ lệ thất nghiệp tính chung cho lực lượng lao động ở nước ta trong thời gian qua là thấp. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2006 là 2,25%,

ba năm tiếp theo có xu hướng giảm đi nhưng không đáng kể và đến năm 2011 tăng lên 2,52% [10]. Sở dĩ tỷ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động thấp, là do nước ta có tới khoảng 76% lực lượng lao động làm việc ở nông thôn. Phần lớn họ là nông dân và các hộ lao động cá thể nhỏ, nên hầu như ít có khả năng xảy ra thất nghiệp. Còn lại chỉ có khoảng 17% lao động làm việc trong khu vực làm công ăn lương là có khả năng xảy ra thất nghiệp. Chính vì vậy, nếu xét về tỷ lệ thật nghiệp tính riêng cho khu vực thành thị và nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học là không nhỏ [27].

Theo số liệu điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia

đình 2010; tỷ lệ thất nghiệp của số người từ đủ 15 tuổi trở lên có trình độ đại học (4,1%) cao hơn người có trình độ cao đẳng (2,2%). Tương tự, theo số liệu của các cuộc điều tra lao động và việc làm của Bộ LĐ,TB&XH năm 2010 và Xu hướng Việc làm Việt Nam năm 2011 của Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị

trường lao động, trong số những người được đào tạo nghề ở một mức độ nào đó bị

thất nghiệp, nhóm người tốt nghiệp cao đẳng, đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất: 115.000 người thất nghiệp. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ ĐH (4%) cao hơn người có trình độ cao đẳng (3,6%). Như vậy, thị trường lao động rất thiếu nhân lực có trình độ, tay nghề nhưng số sinh viên tốt nghiệp ĐH và cao đẳng không tìm được việc làm lại tăng. Điều này trái với suy nghĩ thông thường đó là có học vấn cao thì nguy cơ thất nghiệp sẽ thấp.

Theo kết quả thu được từ cuộc điều tra theo vết trong khuôn khổ cuộc Khảo sát tình hình giáo dục đại học của Dự án Giáo dục đại học năm 2011, trong tổng số

sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm tham gia trả lời phiếu hỏi, có 66,31 % cho rằng ngành học được đào tạo phù hợp với công việc đang làm, trong đó có 24.58% cho rằng ngành đào tạo rất phù hợp. Có 7.86% những sinh viên trả lời phiếu khảo sát cho rằng không phù hợp và chỉ có gần 20% cho rằng việc làm của họ rất không phù hợp với ngành họ được đào tạo. Như vậy, theo kết quả của cuộc khảo sát này thì một tỷ lệ khá lớn sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm được làm việc phù hợp

với ngành được đào tạo, trong đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có công việc phù hợp và rất phù hợp với ngành họ được đào tạo cao nhất thuộc về nhóm ngành sư phạm và giáo dục (83,52%), tiếp đến là các nhóm ngành xây dựng công trình và kiến trúc (78,44%) và nhóm ngành vận tải (77.08%). Tỉ lệ này thấp nhất là ở các nhóm ngành kinh tế và quản lý kinh doanh (54.06%); nhóm ngành pháp luật, báo chí, thông tin (48.21%).

Cũng có cùng kết quả ở cuộc khảo sát sinh viên sau tốt nghiệp của Học viện tài chính năm 2011, trong số những sinh viên tham gia khảo sát, số người có việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo chiếm 73,2%; việc làm không đúng với chuyên ngành đào tạo chiếm 20,l%; việc làm gần đúng với chuyên ngành đào tạo: 90 SV (chiếm 6,7%).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 94 - 96)