Thực hiện chính sách đào tạo trình độ đại học theo nhu cầu xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 91 - 94)

8. Kết cấu của luận án

3.2.3. Thực hiện chính sách đào tạo trình độ đại học theo nhu cầu xã hội

Bắt nguồn từ Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2007-2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong đó Bộ yêu cầu các trường

đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong cả nước triển khai cuộc vận động (kéo dài trong ba năm): “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”. Cơ sở cho cuộc vận động này là nhằm khắc phục tình trạng (được nêu trong Chỉ

thị): Sinh viên có bằng tốt nghiệp trình độ đại học, cao đẳng song không đạt chuẩn

đào tạo, không hành nghềđược một cách phù hợp, là một sự lãng phí lớn với xã hội, nhà trường, bản thân người học và gia đình. Hiện tượng chất lượng đào tạo không

đáp ứng nhu cầu xã hội đang là thách thức lớn nhất, là điểm yếu nhất và là một trong những sự lãng phí lớn nhất của hệ thống giáo dục đại học”.

Chủ trương trên đã được tái khẳng định trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (số 296/CT-TTg, ngày 27/2/2010) vềđổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 trong đó có giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm (2008-2010) việc triển khai thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội và xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu xã hội cấp quốc gia, tại mỗi địa phương và mỗi cơ sở đào tạo”.

Tiếp đến, trong Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 phiên họp Chính phủ tháng 5 năm 2010 có đề cập đến vấn đềđào tạo theo nhu cầu xã hội: “Công tác đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội được triển khai trong 03 năm qua đã góp phần tạo chuyển biến quan trọng trong nhận thức từ nhà trường đến doanh nghiệp và xã hội về việc cần thiết phải chuyển từ đào tạo lao động theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu, gắn cung với cầu về lao động qua đào tạo, huy động thêm nhiều nguồn lực cho đào tạo và bước đầu hình thành cơ chế hợp tác trong đào

tạo giữa nhà trường - doanh nghiệp - cơ quan quản lý nhà nước, dần dần tạo nên thị

trường lao động qua đào tạo. Tuy nhiên, việc triển khai còn trong giai đoạn đầu, sự

tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động vào quá trình đào tạo còn nhiều hạn chế; việc đổi mới quản lý giáo dục đại học mới được triển khai, chưa tạo

được chuyển biến về chất lượng lao động qua đào tạo trên diện rộng. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện báo cáo đánh giá kết quả triển khai đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội 03 năm 2007 - 2009 và thực hiện kế hoạch năm 2010; tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả 03 năm triển khai thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực cho phát triển ngành, địa phương mình giai đoạn 2011 - 2015. Trên cơ sởđó, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án quốc gia phát triển nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội trong 5 năm tới” [5].

Để thực hiện các chủ trương, chính sách nói trên, ngành giáo dục cũng như

các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo ở cấp quốc gia, cấp ngành, địa phương và xúc tiến các hoạt động ký kết, thỏa thuận giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nhân lực. Ở trung ương cũng như các ngành, địa phương đã quan tâm đúng mức hơn đến công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục,

đào tạo nhân lực trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Có thể thấy rằng, trong quá trình đổi mới, hệ thống đào tạo trình độ đại học nước ta đã có được những thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở nhiều phương diện. Có thể điểm qua những nét chính mà đào tạo trình độđại học đã đạt được nhằm mục đích đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội.

Thứ nhất, đã đa dạng hóa về loại hình trường và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học.

Thứ hai, mở rộng quy mô tuyển sinh và đào tạo đại học.

Thứ ba, thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo theo xu hướng hợp lý với trình

độ phát triển kinh tế - xã hội và các hình thức đào tạo đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ của người dân.

− Ngành nghềđào tạo: Tỷ lệđào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư, y dược, văn hóa - nghệ thuật, thể dục, thể thao tăng; đào tạo nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực công nghệ, thông tin, sinh học, vật liệu mới được ưu tiên;

− Hình thức đào tạo: Hình thức đào tạo được đa dạng hoá, gồm đào tạo chính quy tập trung và giáo dục thường xuyên/đào tạo không chính quy (vừa làm vừa học, đào tạo từ xa và tự học có hướng dẫn). Tổng quy mô đào tạo không chính quy hiện nay chiếm gần 30% tổng quy mô. Cùng với đào tạo chính quy, đào tạo không chính quy những năm qua, đã có những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời cũng đã huy động được các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

Thứ tư, bước đầu chất lượng giáo dục đại học được kiểm soát và cải thiện

đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ.

− Hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng giáo dục đại học từ trung ương đến các trường.

− Trước năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng giáo dục, chưa có chủ trương các trường đại học, cao đẳng phải công bố chuẩn đầu ra. Năm 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, sau đó đã hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng hình thành 77 tổ chức chuyên trách về đảm bảo chất lượng ở các trường đại học. Trên cơ sở đó, đến nay đã có 114 trường đại học, tiến hành tựđánh giá chất lượng, chiếm trên 70% số trường đại học cả nước.

− Tạo sự giám sát xã hội về chất lượng đào tạo và động lực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế thực hiện 3 công khai đối với các cơ sở giáo dục (công khai cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo; công khai nguồn lực phục vụ đào tạo (giảng viên, giáo trình, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất,…); công khai thu chi tài chính). Các nội dung của 3 công khai phải được công bố để mọi tổ chức, cá nhân có thể

− Nhằm tạo động lực cho quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, các trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)