8. Kết cấu của luận án
3.3.2. Thực trạng chất lượng đào tạo thông qua hợp tác giữa nhà trường và
Qua khảo sát dưới hình thức phỏng vấn sâu với các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên và các đối tượng khác nhưđại diện doanh nghiệp. Tỷ lệ sinh viên ra trường tham gia vào thị trường lao động tương đối cao, điều này thể hiện qua số liệu tốt nghiệp có việc làm (82.77%). Đây là những ngành, chuyên ngành
đào tạo mà xã hội hiện nay đang có nhu cầu phát triển mạnh, theo đó, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cũng cần đáp ứng theo xu thế đó. Mặc dù vậy, so với nhu cầu thực tế của nền kinh tế nói chung thì khả năng đáp ứng của nhà trường nói riêng và hệ thống giáo dục đại học nói chung còn tồn tại một khoảng cách nhất
định. Ví dụ, trong lĩnh vực du lịch hiện nay toàn ngành du lịch đang thu hút khoảng trên 1 triệu lao động tham gia vào lĩnh vực này, trong đó có 250 nghìn lao động trực tiếp. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo mới chi đáp ứng được khoảng 60%. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ đại học chỉ chiếm 3,11% trong tổng số lao động của ngành [19]. Theo kết quả khảo sát đề tài qua thông tin phản hồi từ các bên liên quan, một nhận định chung là để có thể nâng cao chất lượng đào tạo thì cần thiết phải tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Ba vấn đề lớn liên quan đến khía cạnh này, đó là:
Thứ nhất, trường đại học, thực chất là các khoa chuyên ngành, các bộ môn, môn học cần gì ở các doanh nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện và các kiến nghị cần thiết với các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu này. Các
định hướng, giải pháp gì để các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các khâu của quá trình đào tạo?
Hai là, doanh nghiệp đặt hàng như thế nào với các chuyên ngành đào tạo (qua đó xác định đến bộ môn nào, môn học nào) để sinh viên chuyên ngành khi tốt nghiệp ra trường có hệ sốđáp ứng cao nhất nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp?
Ba là, nhà trường (khoa, bộ môn) và doanh nghiệp phải làm gì, cách thức phối hợp để tái đào tạo, đào tạo thích nghi, đào tạo nâng cao cho nguồn nhân lực của chính doanh nghiệp hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh?
Trên cơ sở các vấn đề đặt ra về nhu cầu hợp tác giữa trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, kết quả khảo sát thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận với cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên và cơ sở sử dụng lao
động có thể khái quát lại mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp theo bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5. Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
DOANH NGHIỆP – NHÀ TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG – DOANH NGHIỆP
1. Hợp tác trong việc hỗ trợ nhà trường, nhận sinh viên thực tập, thăm quan, liên hệ thực tế.
2. Doanh nghiệp trao đổi thông tin, cung cấp các báo cáo thực tế.
3. Tham gia giảng dạy một số nội dung trong chương trình có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
4. Tham gia chấm luận văn tốt nghiệp và cùng với nhà trường đánh giá sinh viên
5. Doanh nghiệp nhận giáo viên về tìm hiểu thực tế sản xuất, kinh doanh.
6. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn và phối hợp nghiên cứu
1. Hợp tác với doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng sinh viên của trường.
2. Nhà trường tham gia đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự hiện có của doanh nghiệp.
3. Tham gia trao đổi kinh nghiệm, tư
vấn các hoạt động (quản trị chiến lược, tái cơ cấu tổ chức, kế toán, kiểm toán, tài chính, nhân sự…)
4. Nhà trường cung cấp các dịch vụ tư
vấn, hợp tác nghiên cứu phục vụ doanh nghiệp phát triển.
5. Nhà trường thường xuyên trao đổi thông tin, cung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo.
Về phía nhà trường, các ý kiến khi được hỏi đều cho rằng xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp hiện nay là một việc làm cấp bách và cần thiết để có thể phát triển và đào tạo có chất lượng.
Hộp 3.4. Xây dựng chương trình đào tạo
Sứmệnh của trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội. Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng chương trình đào tạo và đổi mới cơ chế để nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ sở thực tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những mục tiêu chiến lược của trường Đại học Thương mại. Trong những năm gần đây, nhà trường đã chỉ đạo và hỗ trợ các khoa trong việc mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các cơ sở thực tế (PVS, lãnh đạo nhà trường)
Đối với các cơ sở sử dụng lao động thì nhận định đây là xu thế tất yếu để hai bên (doanh nghiệp và nhà trường) đều có lợi trong quá trình phát triển, có thể bổ
sung và hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt, các doanh nghiệp thấy rõ lợi ích trong việc đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từđó có các chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho nhà trường trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
Hộp 3.5. NT cần có sự hỗ trợ của DN về tài chính
Do cơ chế tài chính của nhà trường có hạn nên muốn thay đổi cũng khó. Hơn nữa, khung chương trình đào tạo của Bộ GD-ĐT còn nhiều môn lý thuyết. Các trường không đủ thời gian nếu muốn giảng dạy các kỹ năng cho SV. Để sinh viên có thể thành công hơn trong công việc cũng như doanh nghiệp ngày càng phát triển, thiết nghĩ nhà trường cần tích cực hơn trong việc hợp tác với các doanh nghiệp về mặt hỗ trợ tài chính, trước tiên NT và DN trang bị cho sinh viên kiến thức cập nhật nhất cũng như kỹ năng cần thiết bằng cách tạo điều kiện cho sinh viên sớm tiếp cận với thực tiễn. Làm được như vậy mới có thể tự tin khẳng định rằng lực lượng lao động đào tạo được sẽ có nghiệp vụ sâu chắc, cách tiếp cận và xử lý thông tin linh hoạt (PVS, cán bộ phòng đào tạo)
Bản thân những người đã tham gia quá trình đào tạo tại trường khi được hỏi cũng cho rằng sinh viên hiện nay đang thiếu kiến thức thực tiễn, chưa đáp ứng được
yêu cầu của đơn vị tuyển dụng và mong muốn được học thực tế nhiều hơn ngay từ
khi còn đang đào tạo thông qua việc gắn kết với các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Hộp 3.6. Đào tạo theo đơn đặt hàng
Chúng tôi sau khi ra trường phải tự đào tạo để thích ứng với yêu cầu công việc trong doanh nghiệp. Tôi được biết gần đây các trường mới có hình thức đào tạo theo
đơn đặt hàng của doanh nghiệp chứ trước đây không có chuyện đó, doanh nghiệp tuyển người theo hình thức đăng tuyển dụng, thấy phù hợp thì tuyển về, doanh nghiệp thường không đặt hàng sau khi đào tạo phải có ngoài kỹ năng chuyên môn còn có các kỹ
năng khác như “nhận thức”,“xã hội”, hoặc “hành vi”. Ví dụ: Tư duy phê phán là kỹ
năng cần có nhất đối với giới công chức, văn phòng và quản lý, tiếp theo đó là các kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Các kỹ năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề là các kỹ năng quan trọng đối với nhân viên. Tôi muốn rằng ngay từ khi học có cơ hội tiếp cận với thực tế để tăng các kỹ năng và kinh nghiệm (PVS, sinh viên đã tốt nghiệp khóa 2007-2011).
Còn đối với sinh viên đang theo học tại trường cũng thể hiện mong muốn
được tham gia thực hành, thực tế khi còn đang học nhằm nâng cao kiến thức và kỹ
năng để tự tin hơn sau khi tốt nghiệp.
Hộp 3.7. Tăng cường thực tập tại DN
Em thấy quá trình học quá nhiều môn lý luận, lý thuyết mà sinh viên phải học không cần thiết mất nhiều thời gian như vậy. Nếu có thể, nên gộp hoặc giảm bớt các môn lý luận, tập trung vào các môn chuyên ngành, các kỹ năng cho người học sau khi ra trường biết làm gì hay là cho sinh viên đi thực hành thường xuyên, làm quen với các công việc sau này tốt nghiệp sẽ làm. Nhà trường nên cắt bỏ các môn lý thuyết, hàng năm tăng cường các đợt cho SV đi thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan,… trên địa bàn để bổ sung những kỹ năng từ thực tế (PVS, sinh viên đang học, khóa 2007-2011)
Để sinh viên ra trường thiếu hụt kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, chúng ta thấy có lỗ hổng trong hợp tác giữa doanh nghiệp-nhà trường. Vấn đề không thể
giải quyết nhanh chóng và chỉ xuất phát từ một phía. Như vậy, tăng cường mối quan hệ
nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời còn tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả
kinh tế cho doanh nghiệp. Đào tạo có chất lượng là mục tiêu hướng tới của cơ sở đào tạo, và cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quảđáp ứng kỳ vọng xã hội của một trường
đại học.
Kết quả khảo sát 173 doanh nghiệp của Khoa Quản trị doanh nghiệp thì số
sinh viên tốt nghiệp ĐH Thương Mại bình quân làm việc trong doanh nghiệp là 13,2 lao động/doanh nghiệp, trong đó tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp của Khoa là 5,3 lao động/doanh nghiệp. Kết quả các doanh nghiệp đánh giá về năng lực chuyên môn của sinh viên như sau: 60,6% SV nắm được kiến thức cơ bản, 70,1% SV nắm được kiến thức chuyên ngành phục vụ công việc, 60,04% SV được doanh nghiệp đánh giá biết bận dụng kiến thức đã học, 50,6% sinh viên biết lập dự
án, kế hoạch kinh doanh, tổ chức và triển khai kế hoạch, và 59,8% sinh viên biết
đánh giá và kiểm soát công việc. Ngoài ra, có hơn 80% số lãnh đạo doanh nghiệp
được hỏi cho rằng sinh viên còn yếu về khả năng ứng dụng thành thạo các phần mềm tin học cho công việc, ngoại ngữ trong giao tiếp với các đối tác.
Theo kết quả trên nói lên một điều là vẫn còn khoảng “trống” về mặt chất lượng đào tạo mà các doanh nghiệp đang đặt ra với nhà trường để có thể đáp ứng
được nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Bản thân các lãnh đạo Khoa cũng đã thẳng thắn chỉ ra những thiếu hụt về mặt kỹ năng mà các sinh viên tốt nghiệp từ Khoa chưa đáp ứng được thị trường lao động.
Hộp 3.8. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp Khoa quản trị doanh nghiệp
Qua khảo sát thực tế cho biết những sinh viên này còn yếu về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm và thiếu tự tin. Đây là những kỹ năng rất quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp hiện nay (PVS, lãnh đạo Khoa quản trị doanh nghiệp)
Gắn với thực trạng đào tạo của trường Đại học Thương mại về lĩnh vực nhân lực này, từ góc độ khoa đào tạo chuyên ngành, các ý kiến cũng thống nhất về thực
trạng nói trên. Để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo việc thúc đẩy quan hệ
hợp tác với doanh nghiệp cần được nhà trường đặc biệt quan tâm.
Hộp 3.9. Yêu cầu hợp tác với DN của Khoa tài chính-ngân hàng
Với xuất phát điểm là trường mới mở chuyên ngành đào tạo tài chính – ngân hàng, việc còn nhiều hạn chế trong đào tạo để có được sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội là một điều khó tránh khỏi. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp cho trường nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, giáo viên và sinh viên của nhà trường” (PVS, giáo viên Khoa Tài chính – Ngân hàng).
Từ phía cơ sở sử dụng nhân lực ngành tài chính - ngân hàng, một số ý kiến cũng cho rằng sinh viên ra trường có “phông” kiến thức tương đối rộng, nắm tốt lý thuyết chuyên ngành nhưng lại thiếu các kỹ năng thực tế, và cho rằng đây là những vấn đề mà cơ sở đào tạo cần bổ sung trước khi sinh viên tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động với những đòi hỏi cụ thể, thực tế.
Hộp 3.10. Chất lượng sinh viên Khoa tài chính-ngân hàng qua ý kiến DN
Qua phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp, trong đó có sinh viên trường ĐH Thương Mại. Phần lớn sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường thường có “phông” kiến thức chung khá rộng, có thể nắm vững cơ sở lý thuyết của chuyên ngành, song vẫn còn có những hạn chế kiến thức thực tế, khả năng sử dụng tin học và ngoại ngữ trong chuyên ngành còn yếu kém, chưa thành thạo kỹ năng thực hành và tác nghiệp chuyên môn, rồi kỹ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp ứng xử, khả năng thích ứng với công việc. Có nhiều lý do, trong đó tôi cho rằng là sự thiếu gắn bó giữa đào tạo với thị trường lao động, cụ thể giữa nhà trường và doanh nghiệp (PVS, cán bộ nhân sự Agribank ).
Có thể thấy rằng, vấn đề đào tạo nhân lực không chỉ riêng với Trường Đại học Thương mại mà còn với tất cả các cơ sở đào tạo khác, đặc biệt là khả năng đáp
ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng nói riêng và thị trường lao động nói chung. Chính
điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo trong thực tiễn, giúp cho thị
trường lao động được cân bằng.
Liên hệ với vấn đề mà trường Đại học Thương mại trong xu thế chung này, các thông tin từ phía lãnh đạo nhà trường cũng đã khẳng định:
Hộp 3.11. Đổi mới phương thức quản lý và đào tạo
Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, các trường đại học khối kinh tế, trong đó có trường chúng tôi đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhưng trong giai đoạn mới khi nước ta gia nhập WTO, việc đào tạo lại đứng trước những thử thách lớn, đòi hỏi các trường đại học khối kinh tế phải đối mặt để vượt qua, nhất là vấn đề đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội” (PVS, lãnh đạo nhà trường).
Bên cạnh đó, các trường đại học còn phải nâng cao chất lượng đào tạo để
tăng khả năng cạnh tranh về “thị phần giáo dục đại học” ở trong nước. Hiện nay, hệ
thống các trường đại học kinh tếđã phát triển với qui mô khá lớn với 11 trường đại học, học viện. Ngoài ra còn có các trường đại học có khoa kinh tế và hơn 30 trường cao đẳng đào tạo về kinh tế.
Hộp 3.12. Chiến lược hợp tác của trường
Bản thân chúng tôi phải luôn tự đổi mới và xem đây như là một quá trình liên tục, nếu không xã hội sẽ lựa chọn các cơ sở đào tạo khác. Việc hợp tác với các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo là sự lựa chọn hợp lý. Chúng tôi đang phải chuyển từ việc “cung cấp những cái gì mình có” sang “cung cấp những gì người học và xã hội cần (PVS, cán bộ Phòng Đào tạo).
Đứng trước những thách thức nói trên trong tiến trình hội nhập và phát triển, bản thân trường Đại học Thương mại đang phải tự đổi mới tư duy quản lý và cách thức đào tạo, tiếp cận người học để “cung cấp những gì người học và xã hội cần”. Bởi lẽ, một mặt là người học có nhiều thông tin và cơ hội lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp với họ, mặt khác, việc mở rộng về quy mô giáo dục đại học dẫn đến các mở rộng các ngành, trình độ, hình thức đào tạo ở các cơ sởđào tạo khác nhau khiến
các trường trước đây vốn là “độc quyền” thì nay phải chia sẻ “thị trường” do có những cải tiến về chất lượng, cách thức tuyển sinh.v.v.
Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong