Với các trường đại học khối kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 132 - 134)

8. Kết cấu của luận án

4.2.2. Với các trường đại học khối kinh tế

− Cần đổi mới tư duy, phương thức quản lý trường đại học nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu hội nhập, cạnh tranh và phát triển. Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về hoạt động đào tạo.

− Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về chất lượng đào tạo, điều tra, khảo sát về việc làm của sinh viên và những nhu cầu của thị trường/xã hội về nhân lực và các hoạt động đào tạo. Cần có cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp và quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về nhu cầu lao động và hỗ trợ trong quá trình đào tạo.

Để thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp, nhà trường cần giao nhiệm vụ

cụ thể cho một cán bộ chuyên trách, thường xuyên giữ mối liên lạc với khoảng 500 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để hợp tác với DN trong quá trình đào tạo cho SV. Trong bộ máy tổ chức của một trường ĐH khối kinh tế cũng cần tính đến việc thành lập các đơn vị xuất bản, thông tin kinh tế, các trung tâm dịch vụ và các công ty TNHH, công ty cổ phần (Phụ lục 3). Đây chính là thế mạnh và nét đặc sắc cần khai thác và phát huy đối với một trường ĐH chuyên đào tạo, nghiên cứu và tư vấn khoa học kinh tế.

− Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng tiếp cận thực tiễn, tăng cường tính ứng dụng đáp ứng trực tiếp các nhu cầu xã hội. Có cơ chế

tế nhằm đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt là các kỹ năng, tri thức, năng lực cần thiết đối với sản phẩm đào tạo. Cụ thể: Nhà trường phải chủ động tìm hiểu thị

trường lao động tại địa phương và khu vực, nắm bắt định hướng phát triển kinh tế

xã hội ở địa phương để xác định ngành nghề đào tạo, xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp, tức là thực hiện phương châm “đào tạo những gì xã hội cần chứ không phải đào tạo những gì mà mình có”.

− Nhà trường coi doanh nghiệp như là những khách hàng đặc biệt, vừa tham gia tiêu dùng, vừa tham gia sản xuất. Cần có sự đổi mới về nhận thức và sự quyết tâm cao từ phía các nhà lãnh đạo. Các trường đại học cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu trong việc đào tạo nhằm tranh thủ những nguồn lực, trí lực cho việc nâng cao chất lượng

đào tạo: đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, tiếp cận thực tiễn, tiếp nhận sản phẩm đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần có cơ chế để các chủ doanh nghiệp

được tham gia vào quá trình biên soạn chương trình đào tạo. Thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế sản xuất. Tạo cơ chếđể những cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp thông qua các hoạt động thực tập, thực tế (Phụ lục 4). Cơ sởđào tạo nên chủ động liên hệ với doanh nghiệp trong việc liên hệ ký kết hợp đồng đào tạo và sử

dụng nguồn lao động do mình đào tạo ra.

− Nhà trường cần xây dựng một chương trình hợp tác gọi là "Learning & Working", trong đó các SV của trường được doanh nghiệp thuê làm 8 tiếng trong 2 ngày/tuần, chẳng hạn vào thứ 3 và thứ 7. Những SV được chọn vào làm cho doanh nghiệp 2 ngày/tuần đó vẫn phải theo học các chương trình bình thường vào các buổi khác để hoàn thành chương trình cử nhân của mình. Doanh nghiệp sẽ được lợi từ

chương trình này, DN không phải cử cán bộ của họ đi học 4 năm để có được bằng cấp. Họ chỉ tạo điều kiện cho SV vừa học vừa làm và cuối cùng họ có được những nhân viên đích thực với trình độ như họ mong muốn. Đây là một xu hướng của

tương lai khi SV vừa học vừa làm. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của người sử dụng lao động.

− Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng các yêu cầu mới của giáo dục đại học hiện nay. Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích việc nâng cao chất lượng thông qua đào tạo lại, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng. Xây dựng các cơ chế thu hút và sử dụng nhân tài hợp lý từ nhiều nguồn khác nhau. Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các mô hình, sáng kiến đào tạo theo nhu cầu xã hội, giúp người học tiếp cận thực tiễn, hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. Cụ thể: nhà trường không ngừng tăng cường nguồn lực đảm bảo các điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, hợp tác với doanh nghiệp để gắn chặt giữa học đi

đôi hành, giữa rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp với kỹ năng sống cho học sinh

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và cuộc sống hiện đại.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 132 - 134)