Các hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp ở một số

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 99 - 105)

8. Kết cấu của luận án

3.2.6. Các hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp ở một số

trường đại hc khi kinh tế

- Mời các cơ sởsử dụng lao động tham gia vào việc đào tạo sinh viên; giảng dạy những kiến thức thực tiễn cho sinh viên trong những giờ học chính quy hoặc ngoại khóa.

Hoạt động này góp phần tăng thêm phần sinh động cho việc học tập của sinh viên, tăng cường khả năng sáng tạo và phát huy tính năng động của sinh viên thông qua việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn [24]. Ví dụ như trường ĐH Kinh tế -

chương trình cho các sinh viên ở giai đoạn chuyên ngành và chủ yếu là đưa ra các tình huống kinh doanh và cùng sinh viên vận dụng kiến thức đã học giải quyết các tình huống thực tếđó. Theo đó, các chương trình đào tạo mới đã được biên soạn và đưa vào tổ chức đào tạo thành công nhằm cung cấp nguồn nhân lực có năng lực nghiên cứu và kỹ năng triển khai. Ngoài ra còn có thể kể đến ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương,...

đã tích cực cộng tác với các Viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong đào tạo. Tuy nhiên, xét về tổng thể, nội dung này chưa phải là phổ biến ở các trường đại học.

- Tổ chức thực tập tay nghề, thực tập tốt nghiệp cho sinh viên tại các sở sử dụng nhân lực.

Đây là hình thức truyền thống vẫn đang được hầu hết các trường áp dụng. Trong chương trình đào tạo của hầu hết các trường đại học và cao đẳng hiện nay ở

Việt Nam đều có hai phần: học trên giảng đường và đi thực tập tại doanh nghiệp. Mục tiêu của các đợt thực tập chủ yếu là: i/củng cố kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, dùng thực tế

soi lại các vấn đề lý thuyết; ii/ Rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua việc thực hiện các công việc thực tiễn mà cơ quan tiếp nhận sinh viên thực tập giao cho; iii/ Rèn luyện ý thức chấp hành kỉ luật lao động, thái độ giao tiếp với mọi người, phát huy tinh thần học hỏi, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn sản xuất, lao động và cuộc sống. Nếu các mục tiêu đề ra này được thực hiện đúng thì vấn đềđầu ra của trường - đầu vào của cơ sở sử dụng đã có thể giải quyết tốt hơn. Tuy nhiên, sự quan tâm tới chất lượng và hiệu quả của các khóa thực tập tại doanh nghiệp không phải đều giống nhau giữa các trường; cũng như hạn chế trong nhận thức của nhiều sinh viên về giá trị và tính cần thiết của việc thực tập tại cơ sở. Và đồng thời, theo phản ánh của một số trường ĐH, một số doanh nghiệp chưa quan tâm tới việc cộng tác trong đào tạo, cho rằng đây là nhiệm vụ của trường, chưa thật sựđể sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất (chưa là một nhân viên thực thụ) vì các lý do an toàn về dữ

liệu và thiết bị. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng của việc sinh viên khi ra trường thiếu kỹ năng nghề nghiệp thực tế, cần phải đào tạo lại.

Hộp 3.2. Hiệu quả khóa thực tập của sinh viên

Khi được hỏi, một số sinh viên phản ánh là khi các em đến doanh nghiệp chỉ được phân công cho làm những công việc như rót nước, pha trà, pho to tài liệu hoặc nhận đượclời nhắn nhủ là "Thôi cháu không phải đến đâu, cần tài liệu gì thì cô cho rồi về nhà mà viết hoặc cháu cứ tự xây dựng lấy rồi đem đến cô ký cho". Đổi lại, không ítdoanh nghiệp cho biết, họ không dám giao việc cho sinh viên gì ý thức của các em rất kém, hôm đi hôm nghỉ, giao việc thì không hoàn thành đến nơi đến chốn, chất lượng kém, khiến người hướng dẫn mất nhiều thời gian và công sức, thà họ tự làm còn hơn là giao cho một người khác rồi lại phải chạy theo để giục giã hoặc sửa sai... các doanh nghiệp thường vẫn rất dè dặt khi cho sinh viên tiếp cận với hệ thống dữ liệu doanh nghiệp. Đặc biệt những vị trí công việc chưa nhiều thông tin nhạy cảm như kế toán, nhân sự tiền lương, sinh viên gần như không có

hội đến gần.

(Trích bài tham luận Nguyễn Thanh Nga (2010) "Nâng cao hiệu quả các khoá thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Tương tác "Trường DH-DN" theo mục tiêu nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội và năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp, Hà Nội)

Biểu đồ 3.1. Ý kiến DN về việc thường xuyên nhận SV đến thực tập từ các trường đại học khối kinh tế

17%

83%

Không

Thông tin về việc DN có thường xuyên nhận học sinh vào tham quan thực tập hay không? Chỉ có ý kiến 17% trả lời là DN sẵn sàng nhận sinh viên vào tham quan và thực tập (nhưng yêu cầu nhà trường phải có những cam kết chặt chẽ khi

đưa sinh viên vào DN tránh tình trạng ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của DN) Còn lại 83% ý kiến được hỏi trả lời là không thường xuyên nhận sinh viên vào tham quan thực tập vì họ sợ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh gây sáo trộn hoạt động thường ngày của DN, một lý do nữa là việc giữ bí mật về bạn hàng, đối tác, hợp đồng hay công nghệ cũng được các DN quan tâm nên họ rất hạn chế trong việc nhận sinh viên vào DN thực tập.

Thực tế, các DN tuyển dụng lao động từ phối hợp và có sự thống nhất bằng hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ về đào tạo và tuyển dụng với CSĐT thì sau khi hoàn thành nội dung chương trình đào tạo CSĐT làm thủ tục tổ chức bàn giao nhân lực đã qua đào tạo. Đây chính là sự phối hợp trong việc tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu của DN, theo địa chỉ sử dụng.

Biểu đồ 3.2. Ý kiến DN về việc tuyển dụng SV kinh tế đã thực tập tại DN

9,50% 90,50%

Không

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Chỉ có 9,5% sinh viên được nhận làm việc tại DN mà mình đã thực tập trước

đó, chiếm một phần rất khiêm tốn, giải thích việc này nhiều ý kiến cho rằng việc thực tập của sinh viên vẫn còn mang tính hình thức như là một “thủ tục” cần có để

sinh viên tốt nghiệp, bên cạnh đó thời gian thực tập quá ngắn từ một đến ba tháng, sinh viên không đủ thời gian chứng tỏ được năng lực làm việc của mình thông qua

một chuỗi công việc thực tế, ví dụ từ khâu giao dịch đến khi ký kết hợp đồng và cuối cùng là vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.

Một khảo sát do Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) và dự án Nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa - Luxemburg của CHLB Đức thực hiện, công bố vào tháng 12/2011 cho thấy: Trong số gần 3.000 SV đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% SV không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng; 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp thị trường, 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo.

- Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Hiện nay nội dung này ngày càng được chú ý hơn trong mối hợp tác, liên kết giữa một số trường ĐH với doanh nghiệp và với một số Viện nghiên cứu lớn. Mô hình hợp tác, liên kết giữa trường ĐH - viện nghiên cứu - doanh nghiệp cũng đang dần được khẳng định, có một sốđơn vị triển khai và hoạt động khá hiệu quả, nhất là

ở hai ĐHQG, các đại học vùng và một số trường đại học, viện nghiên cứu lớn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng để mô hình này tồn tại và phát triển rất cần có quy chế

cụ thể, cơ chế chính sách phù hợp để ba bên vừa phát huy thế mạnh của mình vừa hòa nhập cùng phát triển.

Hộp 3.3. Hợp tác, liên kết giữa nhà trường và DN

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Hoa Sen Corporation cho biết: Chúng tôi đặt hàng và cùng thỏa thuận với trường nhiều điều. Cụ thể, phía trường cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho chúng tôi, rồi đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên của Hoa Sen Corporation... Ngược lại chúng tôi sẽ hợptác với trường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tại Hoa Sen Corporation, cũng như sẽ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; tài trợ học bổng, các hoạt động phong trào, học thuật cho sinh viên. Và quan trọng nhất là chúng tôi tạo điều kiện cho sinh viên thực tập thực tế tại công ty.

Nguồn: http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/THU-VIEN-CSDL/DU-BAO- NHU-CAU-NHAN-LUC-VA-DAO-TAO-THEO-THI-TRUONG-LAO-DONG.aspx#neo- content, truy cập ngày 21/11/2011.

- Thu thập thông tin phản hồi về đào tạo: Đã có một số cuộc khảo sát, thu thập ý kiến của các chủ sử dụng nhân lực và sinh viên tốt nghiệp nhằm đánh giá sự

phù hợp về kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên tốt nghiệp với yêu cầu của người sử dụng nhân lực được đào tạo (yêu cầu của thị trường lao động). Hoạt động này hiện đã được tổ chức ở một số trường tuy chưa được định kỳ thường xuyên như ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế. Các kết quả khảo sát thu được đã tạo cơ sở thực tiễn cho việc cải tiến các chương trình đào tạo tuy còn hạn chế vì chưa được thực hiện thường xuyên và chưa được coi trọng đúng mức.

- Tạo cơ hội tiếp cận thông tin của thị trường lao động: Tổ chức các chương trình giao lưu, diễn đàn giữa doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và sinh viên; tổ chức các ngày hội việc làm. Các hoạt động này một mặt giúp sinh viên hiểu thêm về vai trò của mình, về các hoạt động liên quan tới nghề nghiệp mà mình có thể làm sau này, nhận biết được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng..., nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Mặt khác cũng giúp bên đào tạo và bên sử dụng lao động có được các thông tin về nhau để góp phần làm bên cung và cầu lao động có thể xích lại gần hơn. Hiện nay, hình thức phối hợp này càng phổ biến hơn ở nhiều trường ĐH ở các khối ngành trên cả nước. Đặc biệt như ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân Hà nội,

ĐH Ngoại thương.... Từ năm 2009, trường ĐH Ngoại Thương đã phối hợp với Viện Công nghệ Québec (ETS) Canada xây dựng dự án "Quan hệ đại học và doanh nghiệp" và đã được CIDA tài trợ thực hiện từ 2010. Thông qua dự án, nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo và tiếp xúc với doanh nghiệp. Tháng 3/2010, trường đã tổ

chức hội thảo với chủ đề "Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp" với sự

tham gia của đại diện hơn 50 công ty, xí nghiệp nhằm mục đích nghe tiếng nói từ

phía các doanh nghiệp về năng lực, trình độ, khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về nguồn nhân lực mà nhà trường đã đào tạo.

Như vậy, các trường đều nhận thức được vai trò quan trọng của đơn vị sử

dụng nhân lực đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học bởi đây có thể coi như cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo với tư cách là đơn vị sử dụng "sản phẩm" do trường cung cấp. Ngược lại doanh nghiệp cũng thấy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đào tạo nhân lực trình độ đại học.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 99 - 105)