Đặc điểm của trường đại học khối kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 84 - 87)

8. Kết cấu của luận án

3.1.2.Đặc điểm của trường đại học khối kinh tế

Nước ta đang ở trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Tư duy kinh tế và cơ chế

quản lý mới đòi hỏi những thay đổi sâu sắc về chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp

đương nhiên sẽđặt ra những yêu cầu đổi mới đối với việc đào tạo trong các trường kinh tế. Mô hình các trường đại học của Việt Nam trong những năm trước

đây được xây dựng theo mô hình của Liên Xô cũ với các trường đại học đào tạo theo từng lĩnh vực khoa học và các ngành kinh tế quốc dân, như đại học Thương Mại, đại học Ngoại Thương, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Tài chính, học viện Ngân hàng, v.v. Trong mỗi trường lại có các khoa với các chuyên ngành đào tạo chuyên môn hẹp, như Khoa Thống kê với các chuyên môn như Thống kê Nông

nghiệp, Thống kê Thương nghiệp, Thống kê xây dựng cơ bản, v.vv Khoa Công nghiệp với các chuyên ngành về Kinh tế Công nghiệp và quản lý công nghiệp; Khoa Du lịch, Khoa Nông nghiệp với các chuyên ngành tương tự từ quản lý Kinh tế ngành đến các vấn đề quản lý chi tiết trong một đơn vị sản xuất. Cơ cấu tổ chức trên, thực sự chỉ phù hợp với một nền kinh tế tập trung, khi cả nền kinh tế là một thực thể thống nhất với tất cả những bộ phận, những đơn vị, những vị trí gần như

cố định. Do đó các trường đại học thuộc khối kinh tế đã có nhiệm vụ đào tạo ra những cán bộ quản lý cho từng vị trí đó trong nền kinh tế quốc dân. Ví dụ như

trong Hệ thống Thống kê của nhà nước cần có các số liệu về thống kê thương mại, do đó nhà trường có chuyên ngành thống kê thương mại để đào tạo cán bộ cho vị

trí đó. Chuyên ngành Kinh tế lao động đào tạo ra những người làm lao động tiền lương phụ trách về vấn đề nhân sự mà chủ yếu là tiền lương cho các đơn vị trong hệ thống nhà nước [24].

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường với sự hình thành các đơn vị

kinh tế nhiều thành phần, trong đó bao gồm cả các đơn vị kinh tế nhà nước được trao quyền tự chủ kinh doanh, bản chất hoạt động của các đơn vị kinh tế này đã hoàn toàn khác hẳn với hoạt động của những đơn vị đó trước kia. Trong nền kinh tế

kế hoạch hoá tập trung, các đơn vị kinh doanh của nhà nước được giao các nhiệm vụ nhất định và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, giống như tất cả các tổ chức kinh doanh khác, các doanh nghiệp nhà nước được toàn quyền tự chủ về lĩnh vực hoạt động, hệ

thống sản phẩm, dịch vụ và những điều kiện khác cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: Tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động và phát triển sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể sẽ mở rộng hoạt động của mình sang rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất nông sản, đến kinh doanh du lịch, khách sạn hay đầu tư xây dựng. Trong bối cảnh đó, những cán bộ quản lý doanh nghiệp được đào tạo theo các chuyên ngành hẹp theo kiểu chuyên sâu cho từng ngành sẽ không còn thích hợp. Thực tế sẽ cần các cán bộ quản lý nắm được những nguyên lý, những kiến thức về quản lý kinh doanh cho một doanh nghiệp, với mục tiêu cao nhất có thể nhìn nhận đánh giá các cơ hội kinh doanh trên thị

trường, và biết cách sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả

nhất đểđạt được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Song song với việc mở ra cho các doanh nghiệp quyền tự chủ kinh doanh, vấn

đề quản lý nhà nước trở thành một vấn đề hết sức quan trọng và cũng cần những sự đổi mới theo kịp với tiến trình thay đổi của nền kinh tế, sao cho vừa đảm bảo không gian rộng mở cho các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, giải phóng sức sản xuất của xã hội, nhưng lại tránh được những vấn đề tiêu cực của cơ chế thị trường.

Nhìn tổng thể, bức tranh của nền kinh tế đã khác hẳn, cả nền kinh tế không còn là một thực thể duy nhất vận động theo sự chỉ đạo của một bộ não trung ương duy nhất nữa. Lúc này, nền kinh tế là một tổng thể bao gồm nhiều thực thể, với rất nhiều doanh nghiệp hoạt động một cách tương đối độc lập. Lúc này, vai trò của nhà nước là tạo ra một hành lang pháp lý sao cho các doanh nghiệp có thể phát triển một cách lành mạnh, không làm tổn hại đến môi trường xã hội chung và sự phát triển của các doanh nghiệp khác [24].

Trong bối cảnh đó, yêu cầu của xã hội đối với các đơn vị đào tạo cán bộ quản lý kinh tế đã thay đổi. Thay vì việc đào tạo cho xã hội những cán bộ chuyên sâu cho một công việc nào đó trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, xã hội sẽ cần đào tạo ra: (i) những cán bộ quản lý ở cấp vĩ mô - những người làm chính sách, làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước với vai trò tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các đơn vị kinh doanh; (ii) các nhà quản lý cấp vi mô, quản lý doanh nghiệp với vai trò chèo lái doanh nghiệp, tận dụng được tất cả các nguồn lực và các cơ hội của doanh nghiệp để kinh doanh có lợi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong tất cả các lĩnh vực bao giờ cũng sẽ cần đến lực lượng làm công tác nghiên cứu, đó chính là đối tượng đào tạo tiếp theo (iii) các cán bộ nghiên cứu kinh tế, bao gồm cả những người làm công tác giảng dạy.

Sinh viên khi ra trường sẽ đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng mới để thích hợp với hoạt động trong một môi trường cạnh tranh chứ không phải trong một môi trường mọi thứ đều đã được lên kế hoạch định sẵn như trước kia. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn cho từng đối tượng được đào tạo, từng lĩnh vực quản lý, sinh viên cần được trang bị những kỹ năng mềm, khả năng tư duy độc lập, khả năng tự

học để tiếp tục học tập và ứng dụng các kiến thức được học trong một môi trường cạnh tranh và luôn thay đổi.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 84 - 87)