Một số lý thuyết nền trong các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 46 - 54)

8. Kết cấu của luận án

1.4.1. Một số lý thuyết nền trong các nghiên cứu trước

- Chu trình Deming về chất lượng

Về mặt lý luận, việc nhận thức về chất lượng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và khả năng phát triển của tổ chức, trong đó kiểm định chất lượng được thể hiện vai trò “giá đỡ” như hình vẽ dưới đây theo chu trình Deming.

Hình 1.1. Chu trình Deming về chất lượng

(Nguồn: [39, trang 6])

- P (Plan): Lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu. - D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện.

- C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện. - A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh

thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào vào mới. Deming, W (1986) được xem là "cha đẻ của quản lý chất lượng, ông đã nêu lên chu trình quản lý chất lượng gồm các giai đoạn sau: "Nghiên cứu thị trường - thiết kế - sản xuất - tiêu thụ" sau đó lại bắt đầu một chu trình khác trên cơ sở kinh nghiệm thu được trong chu trình trước không ngừng nâng cao chất lượng và hoàn thiện liên tục. Trong giáo dục và đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm bảo đảm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động (từ khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động, thiết kế chương trình đào tạo đến công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quảđào tạo).

Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá trong đào tạo

(Nguồn: [27, trang 24])

Mc tiêu

đào to Quá trình đào to Yêu cu ca xã hi

Sn phm

- Mô hình quản lý chất lượng đồng bộ (Total Quality Management)

Mô hình TQM là mô hình được nhiều nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục

đặc biệt là trong giáo dục đại học, mô hình này ứng dụng tốt trong quản lý tổng thể

và chất lượng đào tạo.

Xuất phát từ nhận định: chất lượng không chỉ là công việc của một số ít người quản lý, mà còn là nhiệm vụ, vinh dự của mọi thành viên trong một đơn vị

kinh tế. Chất lượng sản phẩm muốn được nâng cao, phải luôn quan hệ mật thiết với việc sử dụng tối ưu yếu tố con người và mọi nguồn lực của doanh nghiệp.

Theo A.Tagenbaum (1991), TQM là một hệ thống có hiệu quả, thống nhất hoạt động của các bộ phận khác nhau trong tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai các thma tố chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được, nâng cao để đảm bảo sản xuất và sử dụng sản phẩm kinh tế nhất, thoả mãn hoàn toàn yêu cầu của người tiêu dùng. Các bước tổng quát như sau:

1. Lựa chọn quá trình ưu tiên để phân tích 2. Phân tích quá trình

3. Kiểm tra quá trình

Thực chất TQM là sự kết hợp đồng bộ giữa "quản trị chất lượng với quản trị

năng suất" để thực hiện mục tiêu - đạt đến sự hoàn thiện của công ty, sản phẩm không có khuyết tật, "làm đúng ngay từ đầu" để nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Theo Gilbert Stora và Jean Montaigne (1995), TQM có thể hiểu như sau: • T= Total (đồng bộ, toàn diện, tổng hợp)

- Tất cả các công việc của doanh nghiệp - Quản trị chất lượng từ việc nhỏđến việc lớn - Mỗi người đều là tác nhân của chất lượng - Chất lượng là công việc của mọi người

Chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm, mà chất lượng quản trị

lại phụ thuộc chặt chẽ vào từng công việc của quá trình quản trị. Chất lượng thể hiện qua 3 khía cạnh:

- P1 = Performance (hiệu năng): độ tin cậy, an toàn, sản phẩm thích nghi khách hàng

- P2 = Price: giá thỏa mãn nhu cầu hợp lý, dễ sửa chữa, dễ thay thế, tốn ít nhiên liệu

- P3 = Punctuality: đúng lúc, khi cần có ngay • M = Managemnet (quản lý, hay quản trị) Bao gồm các công việc (POLC):

- Planning: kế hoạch

- Organizing: cơ cấu tổ chức, mối liên hệ giữa các bộ phận trong tổ chức - Leading: lãnh đạo, ra quyết định

- Controlling: kiểm soát điều khiển quá trình

Xuất phát từ thực tế SX-KD trong cơ chế thị trường, muốn nâng cao chất lượng, trong quản lý doanh nghiệp, cần đổi mới tư duy, có những quan điểm đúng

đắn về chất lượng.

Theo các quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM), cần thiết phải xác định nhu cầu chung và các nhu cầu đặc thù của từng loại khách hàng và nhu cầu trong từng khâu của quá trình đào tạo.

Chất lượng ĐTNL được quyết định bởi quá trình : Xác định miền chất lượng (CL) theo nhu cầu chung của các loại khách hàng (CL theo nhu cầu) - Thiết kế quá trình đào tạo (CL theo thiết kế) - Tổ chức quá trình đào tạo (CL theo thực tiễn tổ

chức thực hiện). Về mặt nguyên tắc, CL tổ chức quá trình đào tạo cho sản phẩm đầu ra phải đảm bảo như CL đã được thiết kế và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong thực tế điều này khó có thể thực hiện được, vẫn tồn tại sự

khác biệt CL giữa các khâu của quá trình (Độ lệch CL). Điều quan trọng là cố gắng hạn chế sự khác biệt này đến mức có thể (Hình 1.3).

Hình 1.3. Độ chênh lệch về chất lượng đào tạo

(Nguồn: tác giả tổng kết từ lý thuyết)

- Mô hình các yếu tố tổ chức (Organization Element Model)

Mô hình này đưa ra 5 yếu tốđánh giá như sau (SEAMEO, 1999):

(1) Đầu vào: Sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính...

(2) Quá trình đào tạo: Phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo... (3) Kết quảđào tạo: Mức độ hoàn thành khoá học, năng lực đạt được và khả

năng thích ứng của sinh viên.

(4) Đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp

ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.

(5) Hiệu quả: Kết quả giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên các học giả đã đưa ra 5 khái niệm về chất lượng giáo dục đại học như sau:

(1) Chất lượng đầu vào: Trình độđầu vào thoả mãn các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra (2) Chất lượng quá trình đào tạo: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học và các quá trình đào tạo khác

(3) Chất lượng đầu ra: Mức độ đạt được của đầu ra (sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với bộ tiêu chí hoặc so với các tiêu chí định sẵn.

Chất lượng theo nhu cầu nhà trường

Chất lượng theo thiết kế

(4) Chất lượng sản phẩm: Mức độ đạt các yêu cầu công tác của sinh viên tốt nghiệp qua đánh giá của chính bản thân sinh viên, của cha mẹ, của cơ quan công tác và của xã hội.

(5) Chất lượng giá trị gia tăng: Mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt hệ thống giáo dục

đại học.

- Chu trình phát triển giá trị (Value-creation Cycle)

Olsen (2004) giới thiệu chu trình phát triển giá trị. Đây là một chu trình nhằm cung cấp một cách nhìn hệ thống về mối liên hệ giữa “nhà sản xuất” (organisation), “sản phẩm” (product), và “khách hàng” (target group); đồng thời nhấn mạnh bốn yếu tố nguồn lực giúp cho mối liên hệ nói trên không ngừng được phát triển: nguồn nhân lực (human resource), nguồn lực tài chính (finance resource), nguồn lực cấu trúc (structural resource), và nguồn lực hợp tác (co-working resource). Chu trình này có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức có tạo ra ‘sản phẩm’ nhằm đáp ứng yêu cầu của ‘khách hàng’.

Hình 1.4. Chu trình phát triển giá trị

(Nguồn: [55, trang 36]) KH SP NSX TÀI CHÍNH HỢP TÁC NHÂN LỰC TRÚC CẤU

Theo chu trình trên, trong quá trình NSX sản xuất ra SP (production), SP đó cần phải được quảng bá đến KH (marketing). Sau khi KH tiêu thụ SP, NSX cần phải chủ động lấy thông tin phản hồi từ KH về chất lượng SP. Dựa trên thông tin này, NSX điều chỉnh hoặc phát triển SP của mình (market orientation). Cứ như vậy, chất lượng của SP sẽ không ngừng được nâng cao và ngày càng đáp ứng yêu cầu của KH

Nếu áp dụng Chu trình phát triển giá trị vào đào tạo trình độ đại học thì có thể coi trường ĐH là NSX. So với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung (với hàng hóa là các sản phẩm, dịch vụ cụ thể) thì trường ĐH có các loại sản phẩm mang tính đặc thù. Tương ứng với mỗi loại sản phẩm của trường ĐH, đối tượng khách hàng cũng thay đổi theo.

Bảng 1.2. Sản phẩm của trường đại học và đối tượng khách hàng. SẢN PHẨM CỦA TRƯỜNG ĐH KHÁCH HÀNG

SV tốt nghiệp Xã hội (công ty, xí nghiệp, tổ chức…) Các khóa học Người học Xã hội Khoa học - công nghệ (bao gồm các dịch vụ cộng đồng) Giảng viên, nhà khoa học Xã hội (Nguồn: [55])

Khái niệm NSX trong chu trình còn có thể áp dụng cho các đơn vị, bộ phận trong trường ĐH ví dụ như Khoa, Thư viện, Viện/Trung tâm Khoa học công nghệ… Khi đó, tùy theo chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị, mà sản phẩm và khách hàng tương ứng cũng sẽ khác nhau (ví dụ như đối với Thư viện, sản phẩm chính là nguồn thông tin và khách hàng chính là sinh viên và cán bộ viên chức của Trường…). Hoạt

+ Với sản phẩm là SV tốt nghiệp:

Bảng 1.3. Sản phẩm là sinh viên tốt nghiệp MỐI

QUAN HỆ HOẠT ĐỘNG

Sản xuất • Tổ chức, sử dụng các nguồn lực phục vụđào tạo

• Quản lý chất lượng đầu vào (tuyển sinh), quá trình (công tác đào tạo), và đầu ra (chất lượng SV tốt nghiệp)

• Tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo (xây dựng các qui định, tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động có liên quan đến chất lượng đào tạo)

Quảng bá Giới thiệu số lượng, chất lượng SV tốt nghiệp đến các tổ chức, doanh nghiệp…

Phản hồi Tổ chức thu thập thông tin về SV tốt nghiệp, về yêu cầu nguồn nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp… (Nguồn: [55]) + Với sản phẩm là các khóa học: Bảng 1.4. Sản phẩm là các khóa học MỐI QUAN HỆ HOẠT ĐỘNG

Sản xuất • Tổ chức các nguồn lực phục vụ xây dựng các khóa học

• Quản lý các khóa học phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều loại yêu cầu

• Xây dựng các qui định, tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá các chương trình, tài liệu của các khóa học

Quảng bá Giới thiệu các khóa học đến các đối tượng người học, các tổ chức, doanh nghiệp…

Phản hồi Tổ chức thu thập thông tin về các khóa học từ các đối tượng người học, các tổ chức, doanh nghiệp…

+ Với sản phẩm là khoa học-công nghệ: Bảng 1.5. Sản phẩm là khoa học-công nghệ

MỐI QUAN HỆ HOẠT ĐỘNG

Sản xuất • Tổ chức các nguồn lực phục vụ NCKH

• Tổ chức triển khai hoạt động NCKH

• Xây dựng các qui định, tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá các đề tài NCKH

Quảng bá Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ NCKH đến giảng viên, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Phản hồi Tổ chức thu thập thông tin phản hồi về các sản phẩm NCKH từ

các đối tượng có liên quan

(Nguồn: [55])

Dựa vào mô hình trên chúng ta có thể phân về thực trạng và giải pháp đối với hệ thống ĐH Việt Nam dựa trên yêu cầu về nguồn lực, các mối quan hệ và sản phẩm theo Chu trình phát triển giá trị. Những phân tích này có thể được tham khảo để đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý của một cơ sở giáo dục

ĐH, từđó xác định những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. Bản phân tích sẽ nêu đầy đủ tất cả các nguồn lực (tài chính, nhân lực, cấu trúc, hợp tác) và các mối quan hệ (sản xuất, quảng bá, phản hồi) đối với từng loại sản phẩm (SV tốt nghiệp, khóa học, khoa học – công nghệ). Trong nghiên cứu này tác giả đã đi sâu làm rõ các hình thức hợp tác, để từ đó xác định cụ thể

mức độảnh hưởng của từng hình thức hợp tác này đến chất lượng đào tạo. Từđó tác giảđưa ra các giải pháp hợp tác theo các hình thức nhằm nâng cao chất lượng

đào tạo trình độđại học.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)