Sơ lược tình hình kinh tế-xã hội và nhân lực Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 87 - 89)

8. Kết cấu của luận án

3.2.1. Sơ lược tình hình kinh tế-xã hội và nhân lực Việt Nam

Việt Nam hiện đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xu thế

toàn cầu hoá kinh tế và công nghệ cao. Do đó Việt Nam vừa có những lợi thế nhất

định đặc biệt là từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác nhất là những nước công nghiệp mới; đồng thời cũng đứng trước những thách thức không nhỏ do còn ở tình trạng lạc hậu khá xa về kinh tế, thua kém về khoa học công nghệ [15].

Trên thực tế, chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Bắt đầu từ thời kỳđổi mới, Việt Nam đã dần dần đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định. Theo Niên giám thống kê Việt Nam từ 1985 đến 2006. Trong giai đoạn 1 986- 1 990, Việt Nam đã đạt tốc độc tăng trưởng bình quân là 4,5%; thời kỳ 1991-1995 là 8,2%; thời kỳ 1996-2000 là 7% và từ 2001-2006 là 7,6%; giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm hơn do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới đạt 7,01%/năm.

Kể từ năm 2007, việc được công nhận chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới đã có ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao kỷ lục, sự quan tâm của giới doanh nghiệp nước ngoài dành cho Việt Nam cũng lớn hơn bao giờ hết với sự xuất hiện nhiều các nhà đầu tư tầm cỡ, những dự án đầu tư lớn từ vài trăm triệu đến hàng tỷđô la vào các ngành công nghệ cao [10].

Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế, Việt Nam mới chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế, hoặc mới tham gia vào công đoạn gia công, lắp ráp, đem lại giá trị gia tăng thấp, giá trị xuất khẩu không cao. Khả năng làm chủ

và phát triển công nghệ còn hạn chế, máy móc và vật liệu sản xuất đều phải dựa nhiều vào nhập khẩu, công nghệ cũ dẫn đến năng suất thấp. Theo Báo cáo Thường niên kinh tế Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR, 2009) thực hiện, nếu lấy chỉ số GDP bình quân đầu người tính trên cơ sở ngang giá sức mua (PPP) làm cơ sở mốc phát triển tương đương, Việt Nam năm 2007 có mức

phát triển như Trung Quốc (năm 1998) và Indonesia (năm 1999); tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp/GDP vẫn thấp hơn so với những nước này, và chỉ tương đương với Philippines (năm 1994) và Thái Lan (năm 1986). Cũng theo báo cáo này, nếu so sánh với các nước tại thời điểm có trình độ phát triền tương đương (thông qua chỉ

tiêu GDP bình quân đầu người tính trên cơ sở ngang giá sức mua). Việt Nam năm 2006 vẫn có năng lực công nghệ thấp hơn nhiều so với các nước ở cùng thời điểm trên dưới một thập kỷ trước. Ngành sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm 8,4% giá trị

xuất khẩu, bằng 1/2 Trung Quốc (năm 1998), Thái Lan (năm 1986) và bằng 1/3 Malaysia (năm 1980). Trong khi đó, tỷ trọng ngành có hàm lượng công nghệ thấp ở

Việt Nam (năm 2006) so với của các nước ở thời điểm phát triển tương đương lại cao hơn nhiều.

Một trong những nguyên nhân của thực tế tụt hậu này là do sự hạn chế của trình độ nguồn nhân lực. Trên thực tế, trình độ nhân lực được nâng cao sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đánh giá của các nhà kinh tế trong diễn đàn giáo dục ASEAN 2010, yếu tố lao động đóng góp vào khoảng 60-65% sự tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, dù nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu tay nghề, thiếu kỹ năng, thiếu ngoại ngữ; lao động Việt Nam khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Theo kết quả tổng điều tra dân số 2009 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta là rất thấp. Trong tổng số 49,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc LLLĐ của cả nước, chỉ có 7,3 triệu người đã được

đào tạo, chiếm 14,9% tổng LLLĐ trong đó có 1,8% có trình độ cao đẳng và 5% có trình độđại học trở lên. Còn hơn 41,8 triệu lao động (chiếm 85,1 % LLLĐ) chưa

được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nào đó. con số

này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế

của Việt Nam.

Trước tình hình này, ngành giáo dục mà đặc biệt là GDĐH với vai trò chủ

chốt trong việc đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, tạo khả năng cạnh tranh cho nguồn nhân lực Việt Nam ra thị trường thế giới đang và sẽ

đứng trước những thách thức lớn, sức ép lớn của nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cũng như một cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo phù hợp [23].

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 87 - 89)