Tác động của các hình thức hợp tác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 118 - 120)

8. Kết cấu của luận án

3.4.1. Tác động của các hình thức hợp tác

Sự tác động của các hình thức hợp tác với 03 giả thuyết: H1a; H1b và H1c. + H1a: Trao đổi thông tin tác động dương tới chất lượng đào tạo

+ H1b: Tham gia đào tạo tác động dương tới chất lượng đào tạo + H1c: Hỗ trợ tài chính tác động dương tới chất lượng đào tạo

- Cht lượng đào to vi hp tác trao đổi thông tin

Giả thuyết (H1a) cho rằng Trao đổi thông tin tác động dương tới chất lượng

đào tạo. Đúng như giả thuyết ban đầu, trao đổi thông tin và chất lượng đào tạo có quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa tại β1a = 0.506 với p < 0.001. Theo kết quả phỏng vấn, một trong những điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo là sự nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ của doanh nghiệp khi được yêu cầu. Kết quả điều tra đã chứng minh cho nhận định nêu trên khi chỉ ra mức độ ảnh hưởng của sự tham gia hợp tác trao đổi thông tin đối với chất lượng đào tạo chiếm tỷ lệ là 11,6 % trong tổng số các yếu tố ảnh hưởng

Việc hợp tác trao đổi thông tin giữa NT và DN đã được thực hiện nhưng mức

độ chưa sâu, DN cho biết đã thường xuyên cung cấp thông tin cho NT về nhu cầu lao động hàng năm. Nhà trường thường chủ động hơn bằng cách thành lập các văn phòng hoặc các câu lạc bộ hướng nghiệp cho sinh viên, chủ động liên hệ với DN, tìm kiếm thông tin cung cấp cho SV, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao. Tính bình quân theo các tiêu chí đo lường về việc trao đổi thông tin (Bảng 3.7), có 45,5% số doanh nghiệp có trao đổi thông tin, 50% không dám chắc về việc trao đổi thông tin và 4,5% số doanh nghiệp không có trao đổi thông tin (từ 2009 – 2011). Vấn đề đáng lưu ý ở đây là 50% các doanh nghiệp không dám chắc về việc trao đổi thông in với nhà trường, như vậy có thể hiểu doanh nghiệp có suy nghĩ về vấn đề này nhưng chưa tiến hành, điều này cũng đúng tâm sự

- Cht lượng đào to vi hp tác tham gia đào to

Giả thuyết (H1b) cho rằngTham gia đào tạo tác động dương tới chất lượng

đào tạo trình độđại học. Đúng như tuyên bố của giả thuyết ban đầu, kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tham gia đào tạo và chất lượng đào tạo có quan hệ tỷ lệ

thuận và có ý nghĩa tại β1b = 0.135. Mức độ ảnh hưởng của sự tham gia đào tạo

đối với chất lượng đào tạo chiếm tỷ lệ là 11,1 % trong tổng số các yếu tốảnh hưởng Theo kết quả khảo sát (Bảng 3.8), khi xác định việc tham gia vào quá trình

đào tạo của doanh nghiệp, có 17,8% doanh nghiệp xác nhận đã từng tham gia đào tạo. Trong khi 11,8% số doanh nghiệp không dám chắc về việc đã tham gia đào tạo hay chưa, 70,6% số doanh nghiệp không tham gia đào tạo. Đây chính là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên trong các trường đại học

đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Thực trạng vấn đề hợp tác thiết kế và xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo của NT và DN còn rất yếu kém. Theo kết quả khảo sát (Bảng 3.7) có tới 88,2% cơ sở đào tạo chưa bao giờ thực hiện liên kết này, 5,9% thì cho biết cũng thỉnh thoảng có sự tham gia của DN trong việc xây dựng chương trình đào tạo nhưng chưa có hiệu quả. Các DN cũng cho biết, DN không có hoạt động liên kết xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo với CSĐT. Vì vậy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, còn thiên về

lý thuyết hơn thực hành.

- Cht lượng đào to vi hp tác h tr tài chính

Giả thuyết (H1c) cho rằng Hỗ trợ tài chính tác động dương tới chất lượng

đào tạo. Kết quả phân tích số liệu cho thấy, chất lượng đào tạo và hợp tác hỗ trợ tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa tại β1c = 0.143. Mức độ ảnh hưởng của sự tham gia hợp tác hỗ trợ tài chính đối với chất lượng đào tạo chiếm tỷ lệ là 11,8 % trong tổng số các yếu tốảnh hưởng

Việc tham gia hỗ trợ tài chính của các doanh nghiệp tỏ ra khả quan hơn so với việc tham gia đào tạo, trong đó 11,1% số doanh nghiệp khẳng định có tham gia hỗ trợ tài chính, 27,8 % không dám chắc về điều này và 61,1% không có bất cứ sự

tài trợ nào trong đào tạo (Bảng 3.7). Mặc dù có một tỷ lệ chênh lệch rất nhỏ so với hình thức tham gia đào tạo trong hợp tác, nhưng con số 12% doanh nghiệp không hoặc không chắc có tham gia hỗ trợ đào tạo là bằng chứng cụ thể của mối quan hệ

giữa hỗ trợđào tạo với chất lượng đào tạo hiện đang còn rất yếu.

Như vậy, tính bình quân trên cả ba khía cạnh thể hiện hợp tác của doanh nghiệp, khoảng 30 % số doanh nghiệp không đạt hoặc không dám chắc về việc hợp tác. Điều đáng trao đổi ở đây là cuộc điều tra đề nghị các doanh nghiệp cung cấp thông tin về sự hợp tác với nhà trường trong những năm gần đây, các lĩnh vực hợp

được nêu ra bao gồm: Hợp tác tham gia giảng dạy tại trường; Hợp tác trao đổi thông tin; Hợp tác trong việc DN hỗ trợ tài chính cho nhà trường. Nói cách khác là doanh nghiệp đã có kết quả và câu trả lời cho các nội dung này vì đây là những vấn đề

quan trọng mà hầu như các nhà quản lý ở DN đều quan tâm, nhưng chưa có cách giải quyết. Vì vậy, số các doanh nghiệp trả lời theo cách không chắc chắn về những kết quảđã có trong quá khứ (ví dụ không đồng ý, cũng không phản đối việc doanh nghiệp có hợp tác với nhà trường hay không để nâng cao chất lượng đào tạo) thì có thể hiểu là các doanh nghiệp này chưa tham gia tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Do đó, doanh nghiệp cần có biện pháp để tham gia hợp tác nhiều hơn nữa với các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 118 - 120)